Tháo dỡ ki-ốt sàn giao dịch bất động sản trái phép ở Đà Nẵng

VOV.VN - Chính quyền thành phố Đà Nẵng kiên quyết dẹp loạn các ki-ốt giao dịch tự phát để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản.

Hàng loạt dự án khu đô thị mới mở ra, cơn sốt đất tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua khiến nhiều người bỏ việc chuyển sang môi giới kinh doanh bất động sản. Tại các dự án khu đô thị mới, ki-ốt giao dịch bất động sản tự phát dựng lên nhan nhản, gây mất mỹ quan đô thị, làm náo loạn thị trường bất động sản ở Đà Nẵng.

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản, chính quyền thành phố Đà Nẵng kiên quyết dẹp loạn các ki-ốt giao dịch tự phát này. Ngay trong ngày đầu tiên ra quân, tại quận Liên Chiểu đã có hàng chục ki-ốt bị tháo dỡ.

Quận Liên Chiểu tiến hành tháo dỡ các ki ốt giao dịch bất động sản trái phép.

Dọc đường Nguyễn Tất Thành nối dài đi qua Dự án khu đô thị sinh thái Golden Hills, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, các ki-ốt môi giới bất động sản mọc lên san sát. Mỗi ki-ốt rộng chừng 8 đến 10 mét vuông, được che tạm vài tấm tôn, đặt một bộ bàn ghế nhựa, vậy là thành sàn giao dịch bất động sản. Nhiều ki-ốt lấn chiếm cả lề đường, trưng bảng quảng cáo to tướng ra sát đường để giao dịch.

Ông Nguyễn Văn Khoa, quê ở tận Vĩnh Long, ra lập nghiệp ở Đà Nẵng được 10 năm nay kể, trước đây ông làm công nhân ở khu công nghiệp, thu nhập thấp, cuộc sống quá vất vả. Đầu năm nay, thấy nhiều người sống được nhờ “cò đất”, ông bỏ việc làm môi giới mua bán đất. Không cần xin phép xây dựng, kinh doanh, ông dựng tạm ki ốt bên lề đường làm sàn giao dịch bất động sản.

"Dù là trái phép nhưng vì cuộc sống nên đành làm liều... Phường vận động nên mình tự tháo dỡ trước, giờ mình làm sai thì mình phải chịu", ông Khoa nói.

Sàn giao dịch bất động sản mọc lên nhan nhản trên đường Nguyễn Tất Thành nối dài qua Khu đô thị Golden Hills.

Những năm gần đây, thị trường nhà đất ở Đà Nẵng luôn nóng. Hàng loạt dự án khu đô thị mới mở ra, nhu cầu giao dịch bất động sản rất lớn. Từ đây nở rộ hoạt động kinh doanh bất động sản, đi đâu cũng nghe bàn tán chuyện đất đai. Không ít người có việc làm ổn định ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đã bỏ việc, chuyển sang làm môi giới bất động sản.

Tại các dự án nhà đất, khu đô thị mới, ki ốt giao dịch bất động sản mọc lên tràn lan. Các đối tương “cò đất” tung tin đồn gây rối loạn thị trường bất động sản ở Đà Nẵng.

Một sàn giao dịch bất động sản trái phép tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu thị tháo dỡ.

Trước tình hình trên, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng có văn bản yêu cầu UBND các quận, huyện chỉ đạo lực lượng chức năng địa phương kiểm tra xử lý, tháo dỡ các ki-ốt xây không đúng quy định nằm trên địa bàn phụ trách. Tại quận Liên Chiểu đã có trên 200 sàn giao dịch bất động sản trái phép. Ngay trong ngày đầu tiên ra quân xử lý, tại quận Liên Chiểu đã có hàng chục trường hợp buộc phải tháo dỡ.

Ông Phạm Phước Dũng, Đội phó Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu cho biết, trước mắt đơn vị vận động người dân tự tháo dỡ, nếu sau 24 giờ, không chịu thực hiện thì quận sẽ kiên quyết cưỡng chế.

Người dân tự tháo dỡ Sàn giao dịch bất động sản trái phép.

Cùng với kiên quyết tháo dỡ các sàn giao dịch bất động sản trái phép, mới đây Thành ủy Đà Nẵng có công văn yêu cầu chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng chấn chỉnh hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai trên địa bàn.

Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đề nghị Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các ngành chức năng, Công an thành phố tăng cường công tác kiểm tra; tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đối tượng kinh doanh, hoạt động môi giới bịa đặt thông tin, có dấu hiệu lừa đảo, mua bán, chuyển nhượng đất đai không đúng quy định của pháp luật, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Nhường, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng cho biết, từ nay đến đầu tháng 4, quận huy động lực lượng qui tắc đô thị phối hợp với chính quyền các phường tổ chức tuyên tuyền người dân không vi phạm và tự tháo dỡ các ki-ốt làm sàn giao dịch bất động sản trái phép. Nếu không tự tháo dỡ sẽ tiến hành cường chế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, lực lượng chức năng cũng gặp sự phản ứng của người dân.

"Một số dân họ cho rằng là đất chính chủ cho nên có quyền xây dựng, nhưng không được. Tất cả muốn xây dựng là phải có giấy phép theo qui định chứ không thể tùy tiện làm mất mỹ quan. Giá cả vận hành theo cơ chế thị trường nhưng mình cũng phải có kiểm soát. Sau này muốn kinh doanh phải xin phép, các dự án được giao dịch phải hợp pháp mới được phép", ông Nhường cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sốt đất ở miền Trung: Đừng để mất tiền oan vì thiếu thông tin
Sốt đất ở miền Trung: Đừng để mất tiền oan vì thiếu thông tin

VOV.VN - Nhiều người quá tin tưởng giao dịch mua bán bất động sản thông qua "cò" đất hoặc các văn phòng, công ty môi giới khi chưa rõ thông tin về dự án.

Sốt đất ở miền Trung: Đừng để mất tiền oan vì thiếu thông tin

Sốt đất ở miền Trung: Đừng để mất tiền oan vì thiếu thông tin

VOV.VN - Nhiều người quá tin tưởng giao dịch mua bán bất động sản thông qua "cò" đất hoặc các văn phòng, công ty môi giới khi chưa rõ thông tin về dự án.

“Sốt đất” ở Quảng Nam làm “tê liệt” giải phóng mặt bằng các dự án công
“Sốt đất” ở Quảng Nam làm “tê liệt” giải phóng mặt bằng các dự án công

VOV.VN - Bán đất khi chưa được định giá tiền sử dụng đất, chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, chủ đầu tư và sàn giao dịch có nhiều dấu hiệu không minh bạch.

“Sốt đất” ở Quảng Nam làm “tê liệt” giải phóng mặt bằng các dự án công

“Sốt đất” ở Quảng Nam làm “tê liệt” giải phóng mặt bằng các dự án công

VOV.VN - Bán đất khi chưa được định giá tiền sử dụng đất, chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, chủ đầu tư và sàn giao dịch có nhiều dấu hiệu không minh bạch.

“Cò đất” Đà Nẵng tung tin đồn thất thiệt, gây sốt đất ảo
“Cò đất” Đà Nẵng tung tin đồn thất thiệt, gây sốt đất ảo

VOV.VN - Tin điều chỉnh quy hoạch, dự án mới, chia tách đơn vị hành chính… là những tin đồn tung ra để “thổi” giá đất tại các vùng ven thành phố Đà Nẵng.

“Cò đất” Đà Nẵng tung tin đồn thất thiệt, gây sốt đất ảo

“Cò đất” Đà Nẵng tung tin đồn thất thiệt, gây sốt đất ảo

VOV.VN - Tin điều chỉnh quy hoạch, dự án mới, chia tách đơn vị hành chính… là những tin đồn tung ra để “thổi” giá đất tại các vùng ven thành phố Đà Nẵng.