Tổng công ty Xi măng Việt Nam và những cao ốc, “đất vàng” bỏ hoang

VOV.VN - Dù có rất nhiều lô đất nằm tại các vị trí đắc địa giữa thủ đô Hà Nội, nhưng những lô “đất vàng” do VICEM quản lý đã bị bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên, áp lực lên sức khỏe tài chính doanh nghiệp này.

Hai trong số hàng chục bất động sản nằm ở trung tâm Hà Nội của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm thủ đô Hà Nội là lô đất số 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và lô đất 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bỏ hoang hàng chục năm nay gây nhiều hệ lụy đến người dân xung quanh và phương án tài chính của doanh nghiệp này.

Trong đó, với ý tưởng xây dựng khu nghiên cứu và phát triển, tổ hợp công trình bao gồm văn phòng làm việc tư vấn, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, thí nghiệm và thực nghiệm kết hợp với việc kinh doanh cho thuê văn phòng, thương mại, khu lưu trú, VICEM đã rót hàng chục tỷ đồng vào khu “đất vàng” 122 Vĩnh Tuy cũng như dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM (VICEM TOWER) thì đến nay vẫn là một khu đất trống hoang hóa và một công trình cao ốc “xác khô” bỏ hoang cả chục năm qua.

Tòa cao ốc “xác khô” nghìn tỷ dở dang cả chục năm

Báo cáo tài chính của VICEM cho thấy, Dự án trung tâm điều hành và giao dịch VICEM được phê duyệt trên lô đất rộng 8.476m2 tại 10E6 khu đô thị mới Cầu Giấy. Dự án được cấp phép năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 1.952 tỷ đồng nhưng sau đó được điều chỉnh tăng lên 2.743 tỷ đồng.

Tháng 6/2019, VICEM muốn xin bán lại trụ sở văn phòng trên và cho rằng, đây là một trong những mục tiêu của VICEM trong việc tái cơ cấu theo yêu cầu của Chính phủ. Ngày 9/10/2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng dự án và yêu cầu Vicem triển khai xây dựng và trình Bộ Xây dựng phương án chi tiết.

Ngày 9/11/2019, VICEM trình Bộ Xây dựng phê duyệt chấp thuận thay đổi phương án xử lý với lô đất này từ “giữ lại tiếp tục quản lý sử dụng” theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thành “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Đến thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 (ngày 30/3/2020), VICEM đang chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng.

Hơn 1 năm sau, đến thời điểm lập báo cáo tài chính công ty mẹ quý II/2020 (ngày 15/8/2020), VICEM vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng về vấn đề nói trên. Còn tại thời điểm cuối năm 2019, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của VICEM tại dự án này lên đến 773 tỷ đồng.

Theo quan sát của PV VOV.VN tại lô đất 10E6 khu đô thị mới Cầu Giấy,  chúng tôi ghi nhận tòa tháp VICEM TOWER chỉ là công trình “xác khô” mới hoàn thiện phần thô, công trường không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào, cổng luôn đóng kín. Nhiều hạng mục xây dựng bị thời gian bào mòn, bê tông rêu mốc, khung sắt hoen rỉ. Một số khu vực đọng nước hôi thối, đầy ruồi muỗi. Phần đất chưa xây cỏ hoang mọc ngút đầu người.

Đến hơn 52.0000 m2 "đất vàng" lạnh lẽo

Thêm dự án nghìn tỷ của VICEM đang bị “ghẻ lạnh” nữa là Dự án xây dựng Khu tổng hợp Vĩnh Tuy. Đây là lô đất gồm 4 khu  với diện tích trên 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được VICEM quản lý sử dụng từ năm 1959.

Theo báo cáo, năm 2012, Hội đồng thành viên VICEM phê duyệt thực hiện dự án khu nghiên cứu và phát triển, tổ hợp công trình tại lô đất trên. Tổng mức đầu tư dự án theo kế hoạch là 6.500 tỷ đồng. Nguồn vốn để thực hiện dự án bao gồm vốn tự có của VICEM chiếm 20%, vốn vay thương mại chiếm 80%.

Tuy nhiên, ngày 17/1/2019, VICEM đã đề nghị Bộ Xây dựng cho phép tiếp tục quản lý, sử dụng khu đất này để đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh như hiện trạng cũng như đảm bảo tiến độ cổ phần hoá.

Sau cổ phần hoá, căn cứ theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc Vicem và quy hoạch của TP Hà Nội, Tổng công ty sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền việc sử dụng đất trên đúng quy định.

Ngày 1/3/2019, Bộ Xây dựng có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc thống nhất đề xuất của VICEM và đề nghị Bộ Tài chính thực hiện việc xử lý sắp xếp theo quy định. Đến thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 (ngày 30/3/2020), VICEM đang thực hiện ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số 15226/BTC-QLCS ngày 16 tháng 12 năm 2019 về vấn đề nói trên.

Theo đó, trong năm 2020, Ban quản lý dự án phải hoàn thành giải phóng mặt bằng, căn cứ tình hình cụ thể, VICEM điều chỉnh lại nhà đất. Trước tháng 6/2020, dự kiến hoàn thành phương án sắp xếp lại nhà đất.

Tuy nhiên, tới thời điểm lập báo cáo tài chính công ty mẹ quý II/2020 (ngày 15/8/2020), VICEM cho biết Tổng công ty vẫn đang “thực hiện theo ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số 15226/BTC-QLCS ngày 16 tháng 12 năm 2019 về vấn đề nói trên”.

Đáng nói, dự án được phê duyệt từ năm 2012 nhưng tại thời điểm cuối năm 2019, chi phí xây dựng dở dang của VICEM tại dự án này chỉ vỏn vẹn 60 tỷ đồng.

Những ngày giữa tháng 3, có mặt tại khu đất rộng lớn do VICEM quản lý, chỉ thấy khung cảnh hoang vắng, lạnh lẽo với hàng loạt dãy nhà cũ kỹ, bỏ không.

Tháng 7/2020, Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an cho biết đang điều tra, xác minh một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại VICEM trong việc đầu tư dự án Khu dịch vụ tổng hợp 122 Vĩnh Tuy và dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM.

Để phục vụ công tác điều tra, xác minh, C03 đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp có ý kiến chỉ đạo Thanh tra Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu là các văn bản, chủ trương, chỉ đạo của Bộ Xây dựng và tình trạng hiện tại của 2 dự án trên.

C03 cũng đề nghị cung cấp tài liệu về kết quả thanh tra, việc xử lý kết quả sau thanh tra (trong đó có vai trò cá nhân có liên quan) của Thanh tra Bộ Xây dựng đối với 2 dự án.

Nhiều đơn vị thuộc VICEM thua lỗ, trách nhiệm Chủ tịch HĐTV ra sao?

Trước đó, năm 2019, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã ban hành kết luận kiểm toán và chỉ ra nhiều sai phạm tại VICEM.

 

Những tồn tại của VICEM khi được KTNN nêu trong báo cáo được ban hành gần đây, nhiều đơn vị thuộc VICEM rơi vào tình trạng thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu; đề nghị VICEM kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân...

Được biết, Đoàn kiểm tra của KTNN về việc thực hiện kết luận thanh tra tại VICEM đã kết thúc. Nhưng có thể thấy, trách nhiệm của lãnh đạo VICEM liên quan đến những vi phạm được KTNN nêu rõ trong báo cáo mới đây là rất lớn.

Dù có rất nhiều phương án được đưa ra nhưng đến thời điểm hiện tại VICEM vẫn loay hoay xử lý loạt dự án ngoài ngành nghề kinh doanh chính để thu hồi vốn. Trong khi chờ đợi một liều thuốc đặc trị hữu hiệu thì loạt khu “đất vàng” do ông lớn này nắm giữ tiếp tục bị lãng quên, gây lãng phí tài nguyên khổng lồ và ô nhiễm môi trường.

Hội đồng thành viên VICEM sẽ làm gì để "kéo con tàu VICEM" thoát khỏi những chuyện lỗ - lãi trong giai đoạn hiện nay?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ban Bí thư kỷ luật cách chức cựu Tổng Giám đốc VICEM Trần Việt Thắng
Ban Bí thư kỷ luật cách chức cựu Tổng Giám đốc VICEM Trần Việt Thắng

VOV.VN - Ông Trần Việt Thắng  bị cách chức Uỷ viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, Uỷ viên BCH Đảng bộ Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.

Ban Bí thư kỷ luật cách chức cựu Tổng Giám đốc VICEM Trần Việt Thắng

Ban Bí thư kỷ luật cách chức cựu Tổng Giám đốc VICEM Trần Việt Thắng

VOV.VN - Ông Trần Việt Thắng  bị cách chức Uỷ viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, Uỷ viên BCH Đảng bộ Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu VICEM giải trình 7 nội dung
Thủ tướng yêu cầu VICEM giải trình 7 nội dung

VOV.VN - Thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu tại buổi làm việc với Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem).

Thủ tướng yêu cầu VICEM giải trình 7 nội dung

Thủ tướng yêu cầu VICEM giải trình 7 nội dung

VOV.VN - Thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu tại buổi làm việc với Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem).

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra sai phạm, thua lỗ tại Vicem
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra sai phạm, thua lỗ tại Vicem

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm tra, làm rõ thông tin Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) sai phạm, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra sai phạm, thua lỗ tại Vicem

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra sai phạm, thua lỗ tại Vicem

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm tra, làm rõ thông tin Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) sai phạm, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sắp hầu tòa vụ bán rẻ "đất vàng"
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sắp hầu tòa vụ bán rẻ "đất vàng"

VOV.VN - TAND TP Hà Nội quyết định ngày 7/1/2021 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và 9 đồng phạm về các sai phạm liên quan hơn 6.000 m2 đất ở trung tâm TP HCM.

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sắp hầu tòa vụ bán rẻ "đất vàng"

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sắp hầu tòa vụ bán rẻ "đất vàng"

VOV.VN - TAND TP Hà Nội quyết định ngày 7/1/2021 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và 9 đồng phạm về các sai phạm liên quan hơn 6.000 m2 đất ở trung tâm TP HCM.

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng "hô biến đất vàng" từ Nhà nước sang tư nhân
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng "hô biến đất vàng" từ Nhà nước sang tư nhân

VOV.VN - Cáo trạng của VKSND Tối cao kết luận, cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng đồng phạm đã bắt tay để chuyển đổi sai pháp luật 6.080m2 "đất vàng" tại TP HCM từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân.

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng "hô biến đất vàng" từ Nhà nước sang tư nhân

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng "hô biến đất vàng" từ Nhà nước sang tư nhân

VOV.VN - Cáo trạng của VKSND Tối cao kết luận, cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng đồng phạm đã bắt tay để chuyển đổi sai pháp luật 6.080m2 "đất vàng" tại TP HCM từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân.

Cận cảnh khu đất vàng khiến cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị khởi tố
Cận cảnh khu đất vàng khiến cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị khởi tố

VOV.VN - Khu đất vàng số 2-4-6 Hai Bà Trưng (Quận 1, TPHCM) với 4 mặt tiền, khiến ông Vũ Huy Hoàng bị khởi tố tội gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.

Cận cảnh khu đất vàng khiến cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị khởi tố

Cận cảnh khu đất vàng khiến cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị khởi tố

VOV.VN - Khu đất vàng số 2-4-6 Hai Bà Trưng (Quận 1, TPHCM) với 4 mặt tiền, khiến ông Vũ Huy Hoàng bị khởi tố tội gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.

Hình ảnh chung cư bỏ hoang 9 năm ở đất vàng Hà Nội
Hình ảnh chung cư bỏ hoang 9 năm ở đất vàng Hà Nội

Được khởi công từ năm 2010, đến nay dự án nhà ở tái định cư N01 - D17 Duy Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa xây dựng xong thậm chí còn bị bỏ hoang...

Hình ảnh chung cư bỏ hoang 9 năm ở đất vàng Hà Nội

Hình ảnh chung cư bỏ hoang 9 năm ở đất vàng Hà Nội

Được khởi công từ năm 2010, đến nay dự án nhà ở tái định cư N01 - D17 Duy Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa xây dựng xong thậm chí còn bị bỏ hoang...

Nhiều nhà tái định cư trên “đất vàng” bỏ hoang
Nhiều nhà tái định cư trên “đất vàng” bỏ hoang

VOV.VN - Hàng nghìn căn tái định cư ở Hà Nội và TP HCM đã bỏ không nhiều năm nay, có những tòa nhà tái định cư đã tính đến phương án phá bỏ và bán đấu giá.

Nhiều nhà tái định cư trên “đất vàng” bỏ hoang

Nhiều nhà tái định cư trên “đất vàng” bỏ hoang

VOV.VN - Hàng nghìn căn tái định cư ở Hà Nội và TP HCM đã bỏ không nhiều năm nay, có những tòa nhà tái định cư đã tính đến phương án phá bỏ và bán đấu giá.

Dự án trên đất vàng ở Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm
Dự án trên đất vàng ở Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm

VOV.VN - Nằm tại những vị trí đẹp nhất nhì Thủ đô nhưng những dự án ở các khu đất vàng này đã bị bỏ không từ nhiều năm nay.

Dự án trên đất vàng ở Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm

Dự án trên đất vàng ở Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm

VOV.VN - Nằm tại những vị trí đẹp nhất nhì Thủ đô nhưng những dự án ở các khu đất vàng này đã bị bỏ không từ nhiều năm nay.

Hà Nội: Dự án đất vàng Lý Thường Kiệt, vì sao 8 năm bỏ hoang?
Hà Nội: Dự án đất vàng Lý Thường Kiệt, vì sao 8 năm bỏ hoang?

VOV.VN - Gần 8 năm sau khi TP Hà Nội có Quyết định thu hồi và giao đất cho chủ đầu tư, một số hộ dân cố tình ép giá đòi lợi quyền làm chậm tiến độ dự án

Hà Nội: Dự án đất vàng Lý Thường Kiệt, vì sao 8 năm bỏ hoang?

Hà Nội: Dự án đất vàng Lý Thường Kiệt, vì sao 8 năm bỏ hoang?

VOV.VN - Gần 8 năm sau khi TP Hà Nội có Quyết định thu hồi và giao đất cho chủ đầu tư, một số hộ dân cố tình ép giá đòi lợi quyền làm chậm tiến độ dự án