Trải nghiệm khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên tại Việt Nam
VOV.VN - Tập đoàn Nam Cường quyết tâm xây dựng Dương Nội là khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên tại Việt Nam.
Có đến hơn 4 triệu dân trong nội thành Hà Nội đang sống và chịu sự căng thẳng từ công việc, ô nhiễm môi trường, giao thông đông đúc, xu hướng dịch chuyển nơi ở về phía Tây ngày một tăng... Khu đô thị Dương Nội được Tập đoàn Nam Cường tâm huyết phát triển với định hướng trở thành Khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên tại Việt Nam, giúp cư dân nơi đây có môi trường sống tích cực để tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng.
Khu đô thị Dương Nội (Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội) được xây dựng trên quỹ đất có diện tích lên đến 197 ha bao gồm các tiểu khu cao tầng và thấp tầng. Dự án do Tập đoàn Nam Cường phát triển với định hướng trở thành Zero – Energy Township – Khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên tại Việt Nam.
Công viên thiên văn học rộng 12ha tại Khu đô thị Dương Nội, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội. |
Mô hình khu đô thị cân bằng năng lượng đã được phát triển thành công trên thế giới như Dự án Beddington/BedZED (Anh), Charlotte (Mỹ), Fujisawa (Nhật Bản)... Tuy nhiên tại Việt Nam, Khu đô thị Dương Nội là dự án đi tiên phong.
Trong quá trình xây dựng Tập đoàn Nam Cường đã kết hợp với các đối tác hàng đầu trên thế giới để hoàn thành mục tiêu này. Dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Tập đoàn Nam Cường vẫn quyết tâm đầu tư xây dựng các công trình mang lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và các tài nguyên hữu hạn khác.
Đại diện Chủ đầu tư cho biết, ngoài việc liên tục kiểm soát và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, Tập đoàn cũng thường xuyên tổ chức, tham gia các buổi trao đổi, hội thảo để học hỏi, tìm kiếm giải pháp, nghiên cứu kỹ về tính khả thi, áp dụng thực tiễn của các vật liệu mới.
Từ đó, các hạng mục thuộc Dự án được phát triển nhằm tiết kiệm, tái tạo năng lượng. Điển hình như thu gom nguồn điện năng chiếu sáng công cộng bằng năng lượng mặt trời, tái tạo nước mưa dành cho hệ thống tưới cây công cộng, sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời, công nghệ kính tạo môi trường sống xanh...
Cùng với đó, để phát triển được Khu đô thị Dương Nội trở thành Khu đô thị cân bằng năng lượng thì cần phải phát triển toàn bộ các công trình trong dự án đạt chứng chỉ EDGE (Chứng chỉ Tiêu chuẩn Xanh được cấp bởi IFC – tổ chức thuộc Ngân hàng Thế Giới). Đây là hệ thống chứng chỉ tự nguyện mang tính toàn cầu cho công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, đưa đến những giải pháp kỹ thuật xanh, đồng thời tăng tối đa khả năng tiết kiệm năng lượng của công trình.
Các tiểu khu của Dự án đều được phát triển theo mô hình Xanh, cụ thể Dự án Anland Complex và Anland Premium đều đã nhận được chứng nhận EDGE. Đặc biệt, mới đây vào ngày 17/10/2018, IFC - tổ chức thuộc Ngân hàng Thế giới tiếp tục trao chứng chỉ xanh - EDGE cho tiểu khu thấp tầng của Dự án. Tập đoàn Nam Cường đặt mục tiêu, đến năm 2020, tất cả tiểu khu nằm trong Dự án đều đạt chứng chỉ uy tín này.
Chủ đầu tư tập trung phát triển khoảng xanh tự nhiên và những tiện ích dịch vụ kết hợp hài hòa 3 giá trị cối lõi là Sinh thái – Giáo dục – Thương mại. Cụ thể, Dự án có công viên giải trí chủ đề thiên văn học đầu tiên ở Đông Nam Á rộng hơn 12ha với tâm là hồ bách hợp thủy rộng 6 ha được kỳ vọng sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho con người Thủ đô.
Không gian sống xanh tại Khu đô thị Dương Nội giúp cư dân tái tạo năng lượng tích cực hàng ngày. |
Theo các chuyên gia bất động sản, xây dựng khu đô thị cân bằng năng lượng, ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế, việc dành diện tích đất cho cây xanh, mặt nước, chi phí cho vật liệu xây dựng cao hơn làm giảm lợi nhuận của Chủ đầu tư cũng đặt ra một thử thách lớn.
Nhưng nhìn vào thực tế triển khai, Tập đoàn Nam Cường đang có những bước đi chắc chắn để phát triển thành công khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên tại Việt Nam. Trong tiến trình hòa nhập với sự phát triển quốc tế, Zero Energy là định hướng đúng đắn, phù hợp và đón đầu thời đại trong việc phát triển bất động sản tại Việt Nam./.
Phân khúc đất nền phía Tây Hà Nội liên tục chiếm “ngôi vương“