Dịch bệnh hoành hành, xuất khẩu nông sản của Đắk Lắk vẫn tăng vọt

VOV.VN - Mặc dù dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, nhưng từ đầu năm đến nay xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Đắk Lắk vẫn đạt 385 triệu USD, tương đương gần 9.000 tỷ đồng.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Đắk Lắk từ đầu năm tới nay đạt 385 triệu USD, tăng 56,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nông sản chủ lực cho nguồn thu ngoại tệ lớn vẫn nằm ở mặt hàng cà phê khi chiếm tới trên 60% doanh thu, tương đương với 230 triệu USD (khoảng 5.200 tỷ đồng); tiếp đến là mặt hàng cao su với 90 triệu USD (tức 2.000 tỷ đồng), còn lại là các nông sản sản khác như: Hồ tiêu, tinh bột sắn, các mặt hàng trái cây…

Theo ông Huỳnh Ngọc Dương,Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất khẩu các mặt hàng nông sản vẫn tăng vọt là do các doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng xuất khẩu, tích cực thay đổi phương thức kinh doanh, đa số doanh nghiệp đã triển khai bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, linh động trong việc xuất khẩu các continer hàng hóa tại các cảng biển để không bị ùn ứ…

Ngoài ra, việc các Hiệp định thương mại như EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), RTA (Hiệp định thương mại khu vực Asean)… có hiệu lực cũng đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở tỉnh có thể tiếp cận được các thị trường lớn như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Khối các nước Đông Nam Á…

Ông Huỳnh Ngọc Dương cho biết, ngành Công thương đang tích cực triển khai các giải pháp cũng như việc tìm kiếm mở rộng thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản để đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra từ đây đến hết năm 2022.

“Để tiếp cận các thị trường mới, ngành Công thương cùng với các vụ thị trường của Bộ Công Thương tổ chức các chương trình kết nối giao thương với từng thị trường, từng nước một để giới thiệu các mặt hàng nông sản của địa phương. Chúng tôi đã làm được trên 20 quốc gia. Ngành Công Thương cũng đang tiếp tục triển khai hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, để thích nghi với bối cảnh dịch Covid – 19 còn diễn biến phức tạp. Việc chuyển đổi số tốt sẽ phục vụ các doanh nghiệp hiệu quả hơn nữa trong việc phát triển sản xuất kinh doanh”, ông Huỳnh Ngọc Dương thông tin/.          

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu nông sản chính ngạch tăng kim ngạch bền vững
Xuất khẩu nông sản chính ngạch tăng kim ngạch bền vững

VOV.VN - Để tăng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn, các cơ quan, hiệp hội doanh nghiệp cần có thêm các giải pháp để hỗ trợ từ đó chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu nông sản chính ngạch.

Xuất khẩu nông sản chính ngạch tăng kim ngạch bền vững

Xuất khẩu nông sản chính ngạch tăng kim ngạch bền vững

VOV.VN - Để tăng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn, các cơ quan, hiệp hội doanh nghiệp cần có thêm các giải pháp để hỗ trợ từ đó chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu nông sản chính ngạch.

Sơn La định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản
Sơn La định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản

VOV.VN - Hôm nay (8/4), UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản Sơn La.

Sơn La định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản

Sơn La định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản

VOV.VN - Hôm nay (8/4), UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản Sơn La.

Nông sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản
Nông sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản

VOV.VN - Thị trường Nhật Bản luôn là điểm sáng duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ khi cơ cấu hàng hóa của cả hai nước mang tính bổ sung và không mang tính cạnh tranh.

Nông sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản

Nông sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản

VOV.VN - Thị trường Nhật Bản luôn là điểm sáng duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ khi cơ cấu hàng hóa của cả hai nước mang tính bổ sung và không mang tính cạnh tranh.