Dịch tả lợn: Thừa Thiên - Huế khuyến khích dân chuyển đổi chăn nuôi
VOV.VN - Chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế khuyến khích người dân chuyển sang chăn nuôi bò, gà, gia cầm và thủy sản trước dịch tả lợn Châu Phi lây lan diện rộng.
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi lây lan diện rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên - Huế lâm cảnh khó khăn. Để ổn định cuộc sống, chính quyền khuyến khích người dân chuyển sang chăn nuôi bò, gà, gia cầm và thủy sản.
Nhiều hộ dân ở Thừa Thiên - Huế lâm cảnh khó khăn do dịch tả lợn Châu Phi. |
Ngay sau khi tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm bệnh, ông Phan Văn Tỵ ở Thôn Đức Lam Trung, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dọn vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
Ông Tỵ cho biết, lợn bị chết, lượng cám dư thừa quá nhiều. Nhiều năm nay, gia đình ông chủ yếu chăn nuôi lợn nhưng chưa có năm nào khó khăn như hiện nay. Hàng chục con lợn nái và lợn thịt của gia đình ông vừa bị dịch tả lợn Châu Phi lây lan, chết hết. Ông Tỵ cho rằng, nuôi bò chi phí ít, thức ăn được tận dụng lại từ sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao hơn.
“Nuôi lợn mấy bữa nay chết hết. Gia đình tôi đang muốn chuyển sang nuôi bò hay gà để tránh dịch bệnh nhưng giờ đống vốn khó khăn. Nếu như Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi để chúng tôi có thể đắp đổ cuộc sống hàng ngày”, ông Tỵ cho hay.
Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: trên địa bàn huyện hơn 5.600 con lợn bị dịch đã phải tiêu hủy. Chính quyền địa phương không khuyến khích bà con tái đàn lợn mà thay vào đó chuyển qua nuôi gà, vịt, trâu bò, nuôi trồng thủy sản.
“Giải pháp để phòng chống dịch tả lợn châu Phi chưa có giải pháp hữu hiệu cho nên việc tái đàn rất khó. Hiện chúng tôi chưa khuyến khích người dân chuyển sang tái đàn mà nên chuyển sang để nuôi các loại con khác như gà, vịt, trâu bò. Định hướng thời gian tới sẽ hạn chế việc tái đàn lợn mà phát triển các loại gia súc gia cầm có thể mạnh trên địa bàn huyện”, ông Chính nói.
Người dân mong muốn chuyển đổi mô hình chăn nuôi tránh thiệt hại nặng nề hơn do dịch tả lợn châu Phi. |
Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có 75% hộ dân chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ. Hậu quả của dịch tả lợn Châu Phi, cả tỉnh phải tiêu hủy 12.000 con lợn.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Thú Y tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trước tình hình khó khăn như hiện nay, gần 9.000 hộ dân sẽ được tỉnh hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ nguồn Quỹ phát triển bền vững để chuyển qua chăn nuôi gà, vịt, bò và nuôi trồng thủy sản.
“Bà con chăn nuôi nhỏ lẻ nên việc tái đàn sẽ khó an toàn tuyệt đối. Chúng tôi khuyến khích bà con tạm thời nuôi động vật ăn cỏ, hoặc gia cầm, thủy cầm, có trâu bò, dê, cừu, thỏ, còn ở đồng bằng chuyển qua nuôi gia cầm… tránh tái đàn, có thể gây thiệt hại nặng nề hơn”, ông Hưng thông tin thêm./. Cấp đông thịt lợn, giải pháp lâu dài cho dịch tả lợn?
Hiệu ứng thua lỗ dây chuyền từ dịch tả lợn