Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2014 nền kinh tế còn vướng 2 lực cản là cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.

2 điểm nghẽn của nền kinh tế năm 2014

Nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2014, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Năm 2014, còn 2 vướng mắc là quá trình cải cách khu vực DNNN và nợ xấu. Mặc dù quá trình xử lý nợ xấu đang và sẽ được giải quyết tốt hơn một chút nhưng đây vẫn là hai vấn đề lớn trong năm tới. Hai việc này như hai trục tạo ra những vấn đề của kinh tế 2014 của Việt Nam.

TS Nguyễn Đức Thành

Giải thích về lý do giải quyết nợ xấu trong năm tới vẫn chưa được triệt để, theo TS Thành, do thị trường mua bán nợ xấu chưa được thành lập. Khi không có thị trường mua bán nợ xấu một cách thực sự thì dòng tiền không có chỗ để chảy vào. Hiện nay vẫn đang xử lý nợ xấu theo những hướng khác nhau nhưng chỉ là các biện pháp kỹ thuật, mang tính hành chính hoặc hạch toán mang tính chuyển đổi từ sổ này sang sổ kia.

Nguyên tắc của giải quyết nợ xấu là khi một lượng tiền đang bị kẹt ở một nơi nào đó thì cần một dòng tiền mới chảy vào nền kinh tế nhưng hiện nay chúng ta chưa có cơ chế để thực hiện việc này.

Có chuyên gia cho rằng, để xử lý tốt và nhanh nợ xấu, cần thực hiện mô hình trung tâm bán đấu giá nợ xấu thay cho VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng). TS Thành cho rằng, trong thời điểm thông tin không rõ ràng, minh bạch thì không ai mua nợ xấu. Hơn nữa, hiện nay đang ở trong giai đoạn có “tâm trạng” kém lạc quan nên với những món hàng giá trị không cao có thể dẫn tới việc mua bán diễn ra ở mức không cân bằng với thị trường, do đó cần đưa nợ xấu vào một cơ chế, đợi cho thị trường có nhìn nhận đúng đắn về khoản nợ ở mức cân bằng đúng giá trị thật thì việc mua bán công bằng hơn.

2 năm tới, cải cách DNNN không có nhiều tiến bộ

Vừa qua, kết luận tại Diễn đàn DN Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết đến năm 2020, số lượng DN trong khu vực Nhà nước giảm còn 300 thay vì hơn 1.200 đơn vị như hiện nay. Theo TS Thành, việc cổ phần hóa không phải là quá khó mà cái chính là khái niệm về cổ phần hóa là gì, cổ phần hóa đến mức nào, nghĩa là bao nhiêu cổ phần của Nhà nước được chuyển ra khỏi DNNN.

Để đạt được con số 300 DNNN tại thời điểm năm 2020 là tốt, tuy nhiên vấn đề đặt ra là bao nhiêu phần trăm tài sản được cổ phần hóa mới là điểm quan trọng. Điểm thứ hai quan trọng hơn trong vấn đề cổ phần hóa DNNN là số DN đã được cổ phần hóa đó có được lưu thông trên thị trường chứng khoán không bởi chỉ khi được lưu thông trên thị trường chứng khoán thì người dân, cổ đông mới giám sát được mọi hoạt động của DN, từ đó mới có hiệu quả thực sự của cổ phần hóa.

Do vậy, TS Thành nhận định trong hai năm tới, cải cách DNNN không có nhiều tiến bộ bởi hiện nay không có tư tưởng đổi mới gì đáng kể để thay đổi sự chậm chạp của quá trình này mặc dù tính đến nay việc cổ phần hóa DNNN đã có bước tiến lớn. Đề án tái cơ cấu DNNN chỉ thực sự có hiệu quả khi có định hướng dứt khoát rõ ràng, nghĩa là cần một sự thay đổi trong tầm nhìn của người đứng đầu, còn nếu chỉ thực hiện bằng biện pháp kỹ thuật như hiện nay thì không thay đổi được vấn đề.

Môi trường đầu tư tốt sẽ không cần thảm đỏ để hút FDI

Với số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt được trong những năm qua, TS Thành đánh giá: FDI như một cốc nước, người thì nói vơi đi, người thì nói đầy lên, sự khác nhau đó là do cách nhìn. FDI là một vấn đề bởi từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thu hút FDI nhanh nhưng thực tế số vốn giải ngân cứ ổn định 10 tỷ USD/năm trong khi GDP tăng đều đặn hàng năm, điều này có nghĩa rằng tỷ trọng FDI/GDP giảm.

Như vậy, đó là cốc nước đang vơi đi. Trước khi gia nhập WTO, thu hút FDI bình quân 4 tỷ USD/năm, sau khi Việt Nam tham gia vào tổ chức với hơn 150 thành viên này, FDI tăng lên 10 tỷ USD/năm, đây có thể được coi là điểm sáng nhưng đáng lẽ nó phải sáng hơn, phải tăng liên tục và có thể tới 15-20 tỷ USD nhưng thực tế không diễn ra như vậy. Cần phải nghiêm chỉnh xem lại môi trường đầu tư của Việt Nam.

Ngoài ra, còn một vấn đề nữa của FDI, đó là khi Việt Nam đã vào WTO rồi, có cần thực hiện chính sách thu hút FDI theo kiểu đánh đổi như thu hút SamSung hiện nay không. Đáng lẽ ra, nếu môi trường kinh doanh của chúng ta tốt, năng lực của khu vực kinh tế tư nhân tốt thì với sự tham gia vào WTO, dòng vốn FDI sẽ tự tìm đến Việt Nam, không cần đến những chính sách trải thảm đỏ như hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

6 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
6 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN-Các tiêu chí này vừa được Bộ Tài chính nêu tại Thông tư 158/2013 và có hiệu lực áp dụng từ 28/12/2013.

6 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

6 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN-Các tiêu chí này vừa được Bộ Tài chính nêu tại Thông tư 158/2013 và có hiệu lực áp dụng từ 28/12/2013.

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu
Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?
Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, yêu cầu minh bạch tuyệt đối của TPP sẽ khiến lãnh đạo khu vực doanh nghiệp này hết cơ hội lập lờ lỗ lãi.

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, yêu cầu minh bạch tuyệt đối của TPP sẽ khiến lãnh đạo khu vực doanh nghiệp này hết cơ hội lập lờ lỗ lãi.

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu
VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN -Dự kiến đến cuối năm 2013,VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN -Dự kiến đến cuối năm 2013,VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thanh tra thường xuyên
Doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thanh tra thường xuyên

Ngoài việc thanh tra đột xuất, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ bị thanh tra tối thiểu 2 năm một lần.

Doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thanh tra thường xuyên

Doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thanh tra thường xuyên

Ngoài việc thanh tra đột xuất, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ bị thanh tra tối thiểu 2 năm một lần.

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao
NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

VOV.VN -Tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD là 146,5 nghìn tỷ đồng và tăng 28,1 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012.

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

VOV.VN -Tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD là 146,5 nghìn tỷ đồng và tăng 28,1 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012.

Sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước
Sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các TCTD, DNNN và tái cơ cấu đầu tư công.

Sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước

Sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán tái cơ cấu các TCTD, DNNN và tái cơ cấu đầu tư công.

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi
Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam
Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.