Điều hành tỷ giá nên theo hướng nào?

VOV.VN - Với lượng dự trữ ngoại hối đạt khoảng 63,5 tỷ USD, NHNN luôn chủ động các phương án điều hành tỷ giá, sẵn sàng can thiệp thị trường khi có vấn đề.

Kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED điều chỉnh lãi suất, thị trường ngoại tệ trong nước không ngừng biến động với tỷ giá giữa đồng Việt Nam với USD được nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng kịch trần. Biến động tỷ giá không mong muốn này diễn ra trên toàn cầu và do nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên sẽ chịu những tác động không nhỏ.

Những tác động thấy rõ

Những tác động có thể nhìn thấy ngay của đợt biến động tỷ giá vừa qua là trên thị trường chứng khoán. Khi đồng USD tăng giá, khối ngoại đã tháo vốn hàng loạt khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam để tập trung bảo toàn nguồn vốn ở những thị trường có giá trị lớn. Thực tế này không chỉ xảy ra với thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn với tất cả các thị trường chứng khoán mới nổi, cận biên trên toàn thế giới.

Tuy không xảy ra hiện tượng rút vốn khỏi nền kinh tế, nhưng sự tháo vốn của khối ngoại khiến các thị trường mới nổi khó duy trì được sức hấp dẫn. Bởi vậy, chỉ số VN - Index mất mốc 1.000 điểm, đồng thời thị trường thường xuyên chìm trong sắc đỏ với nhiều phiên VN-Index mất tới 10 - 15 điểm.

NHNN luôn chủ động các phương án điều hành tỷ giá.

Xét ở góc độ kinh tế, biến động tỷ giá đương nhiên sẽ tác động nhiều chiều tới các lĩnh vực của nền kinh tế, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá tăng có lợi khi chúng ta bán được hàng hóa và thu ngoại tệ về.

Tuy nhiên, tỷ giá tăng cũng sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài) tăng, khiến cho sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh trong nước, tỷ giá tăng sẽ tác động đến giá các sản phẩm, dịch vụ phải nhập khẩu, không có lợi cho hoạt động kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã được Quốc hội giao.

Ở khía cạnh tâm lý, nhiều người e ngại việc tỷ giá USD tăng cao có thể khiến người dân rút tiền đồng để mua USD gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia tài chính, lo ngại này là không có cơ sở, vì với lãi suất gửi tiết kiệm bằng USD vẫn bằng 0% như hiện nay, trong khi lãi suất gửi tiền đồng là 7% thì gửi tiết kiệm bằng tiền đồng vẫn hấp dẫn hơn.

Điều hành theo hướng nào?

Trước hàng loạt dữ liệu như vậy, bài toán đặt ra là trong bối cảnh đó, chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam nên theo hướng nào? Trước hết phải nhìn nhận, trong 5 năm qua, chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đi đúng hướng.

Việc giữ tỷ giá ổn định trong một thời gian dài không chỉ ổn định được giá cả, thuận lợi cho công tác chống lạm phát mà còn ổn định tâm lý của nhà đầu tư, giúp họ yên tâm đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, việc sử dụng công cụ tỷ giá trung tâm là lựa chọn thích hợp.

Tuy nhiên, chính sách nào cũng có hai mặt, trong bối cảnh tỷ giá đang tăng tốc như hiện nay, nếu chúng ta cứ giữ mãi một lập trường “neo” tỷ giá thì sự ổn định ấy sẽ chỉ là hình thức. Thực tế cho thấy tỷ giá trung tâm những ngày qua có sự điều chỉnh tăng, dù mức tăng không lớn, nhưng rõ ràng vẫn phải theo chiều hướng vận động của thị trường tiền tệ quốc tế.

Những yếu tố khách quan và chủ quan cho thấy, đã đến lúc chính sách điều hành tỷ giá cần linh hoạt hơn, cho phép tỷ giá trung tâm biến động theo chiều hướng chung, với biên độ mà nhiều chuyên gia đề xuất là không quá 3%. Có như vậy mới tác động tích cực được tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của nước ta.

Điều hành tỷ giá trong bối cảnh này thực sự là một bài toán khó, nhưng với những bước đi bài bản đã được thực hiện thành công suốt thời gian dài vừa qua của Ngân hàng Nhà nước, thì rõ ràng là vẫn có lời giải. Quan trọng là lời giải ấy cần ra đúng thời điểm để tác động tích cực.

Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, diễn biến giá USD tăng trong mấy ngày qua nằm trong dự liệu của cơ quan này. Với lượng dự trữ ngoại hối hiện đạt khoảng 63,5 tỷ USD, NHNN luôn luôn chủ động các phương án điều hành tỷ giá, sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ khi cung - cầu có vấn đề.

Thực tế cho thấy, những phiên gần đây, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD đã có mức giảm hợp lý, tránh sốc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán chưa thể phục hồi và ngưỡng kháng cự 900 điểm khó duy trì khi thị trường tài chính thế giới còn nhiều biến động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ giá VND/USD hôm nay vẫn tăng
Tỷ giá VND/USD hôm nay vẫn tăng

VOV.VN -Sáng 21/6, tỷ giá trung tâm VND/USD tăng thêm 5 đồng/USD, giá USD tại nhiều ngân hàng biến động nhẹ.

Tỷ giá VND/USD hôm nay vẫn tăng

Tỷ giá VND/USD hôm nay vẫn tăng

VOV.VN -Sáng 21/6, tỷ giá trung tâm VND/USD tăng thêm 5 đồng/USD, giá USD tại nhiều ngân hàng biến động nhẹ.

Tỷ giá ngày 20/6: Vietcombank tiếp tục tăng giá mua - bán USD
Tỷ giá ngày 20/6: Vietcombank tiếp tục tăng giá mua - bán USD

VOV.VN -Sáng 20/6, tỷ giá trung tâm VND/USD tăng thêm 15 đồng/USD, ghi nhận mức tăng kỳ lục 202 đồng kể từ đầu năm 2018.

Tỷ giá ngày 20/6: Vietcombank tiếp tục tăng giá mua - bán USD

Tỷ giá ngày 20/6: Vietcombank tiếp tục tăng giá mua - bán USD

VOV.VN -Sáng 20/6, tỷ giá trung tâm VND/USD tăng thêm 15 đồng/USD, ghi nhận mức tăng kỳ lục 202 đồng kể từ đầu năm 2018.

Tỷ giá ngày 28/6: USD vẫn biến động mạnh
Tỷ giá ngày 28/6: USD vẫn biến động mạnh

VOV.VN -Sáng nay, tỷ giá trung tâm VND/USD tăng mạnh lên 22.655 đồng/USD, giá USD tại nhiều ngân hàng cũng tăng.

Tỷ giá ngày 28/6: USD vẫn biến động mạnh

Tỷ giá ngày 28/6: USD vẫn biến động mạnh

VOV.VN -Sáng nay, tỷ giá trung tâm VND/USD tăng mạnh lên 22.655 đồng/USD, giá USD tại nhiều ngân hàng cũng tăng.

Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát
Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát

VOV.VN - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát

Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát

VOV.VN - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát.