Điều tra bột ngọt nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam

VOV.VN - Ngành sản xuất trong nước tố cáo các sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam.

Bộ Công Thương mới ban hành Quyết định số 3267/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG), đối với một số sản phẩm bột ngọt có mã HS 2922.42.20 có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia.

Vụ việc được khởi xướng điều tra dựa trên Hồ sơ yêu cầu do đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào ngày 19/8/2019.

Theo đó, ngành sản xuất trong nước đã cáo buộc các sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất bột ngọt của Việt Nam.

Sản phẩm bột ngọt nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc bao gồm: Hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc và Indonesia; thiệt hại của ngành sản xuất bột ngọt Việt Nam cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Đồng thời, tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước, đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Do đó, các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam lên tiếng về việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép
Việt Nam lên tiếng về việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép

VOV.VN - Các vấn đề thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Việt Nam lên tiếng về việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép

Việt Nam lên tiếng về việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép

VOV.VN - Các vấn đề thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Việt Nam điều tra chống bán phá giá màng BOPP nhập từ 3 quốc gia
Việt Nam điều tra chống bán phá giá màng BOPP nhập từ 3 quốc gia

VOV.VN - Bộ Công Thương điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm màng BOPP có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Việt Nam điều tra chống bán phá giá màng BOPP nhập từ 3 quốc gia

Việt Nam điều tra chống bán phá giá màng BOPP nhập từ 3 quốc gia

VOV.VN - Bộ Công Thương điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm màng BOPP có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền thị trường thép không gỉ
Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền thị trường thép không gỉ

VOV.VN - Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá giúp duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. 

Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền thị trường thép không gỉ

Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền thị trường thép không gỉ

VOV.VN - Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá giúp duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.