Doanh nghiệp chỉ quan tâm lợi ích, trốn tránh trồng rừng thay thế

VOV.VN - Các doanh nghiệp nhận chuyển đổi đất dự án trồng cao su tại Gia Lai sang trồng cây khác đã chống chế việc trồng rừng thay thế theo quy định.

Sau khi các dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su ở Gia Lai thất bại, Chính phủ đã đồng ý để các doanh nghiệp (DN) chuyển đổi đất dự án sang các mục đích nông-lâm nghiệp khác ngoài cao su. Điều kiện kèm theo là doanh nghiệp phải trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế. Chủ trương này được coi là vừa giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo độ che phủ rừng. Tuy nhiên, việc trồng rừng thay thế tại các dự án này của Gia Lai là rất khó khăn, vì đa số doanh nghiệp tìm mọi cách trì hoãn nghĩa vụ của mình.

Ngay sau khi nhận được chủ trương của Chính phủ, Công ty Kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Quang Đức (gọi tắt là công ty Quang Đức) đã trình phương án xin chuyển đổi 2.100 ha cao su kém hiệu quả sang trồng mía và sắn.

Dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su kém hiệu quả tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai

Ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng Quản lý sản xuất vật tư của doanh nghiệp này cho rằng, đây là 2 loại cây ngắn ngày, giúp doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh, chi phí đầu tư thấp. Điều này có nghĩa là công ty Quang Đức sẽ phải trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền, tương đương khoảng 140 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn, và gần như sẽ lỗ tuyệt đối nếu căn cứ vào hiệu quả của mía và sắn hiện nay. Để công ty Quang Đức chuyển đổi thành công, theo ông Toàn, công ty sẽ tìm cách trì hoãn vô thời hạn việc trồng rừng hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế.

“Doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang trồng mía và mỳ (sắn). Vì doanh nghiệp đang khó khăn nên đã có văn bản xin gia hạn thời gian nộp tiền trồng rừng. Mình cứ kiến nghị gia hạn, chứ không kiến nghị là gia hạn bao nhiêu. Việc đất lâm nghiệp hẹp lại, đất nông nghiệp rộng ra là việc của sở, của tỉnh, chúng tôi chỉ quan tâm tới việc của chúng tôi”, ông Nguyễn Văn Toàn cho hay.

250 ha đất rừng thuộc dự án cao su thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bị biến thành vườn cây ăn trái.

Từ 2008 đến 2011, UBND tỉnh Gia Lai đã giao hơn 32.000 ha rừng nghèo cho 16 doanh nghiệp địa phương triển khai 44 dự án chuyển đổi trồng cao su. Sau khi sa lầy, các doanh nghiệp tha thiết kiến nghị được chuyển đổi hơn 12.000 ha trong số hơn 25.000 ha cao su kém hiệu quả sang cây khác.

Ngoài diện tích có cao su, diện tích xin chuyển đổi là gần chục nghìn ha rừng đã bị cạo nhẵn, vẫn để trơ trụi chục năm nay. Thế nhưng, đa số doanh nghiệp đều tuyệt nhiên không đề cập gì tới phương án phục hồi rừng. Luồn lách, xé rào, chống chế việc trồng rừng thay thế, là những gì các doanh nghiệp đã làm trong nhiều năm qua và đang tiếp tục làm để đối phó với chỉ đạo của Chính phủ nhằm đảm bảo độ che phủ rừng. 

“Sau khi UBND tỉnh thông báo, các doanh nghiệp đã làm dự án chuyển đổi. Tại thời điểm này, chúng tôi tổng hợp có 7 doanh nghiệp: Hoàng Anh Gia Lai, Quang Đức và các công ty của quân đội. Nhưng chỉ có Hoàng Anh Gia Lai đề cập việc trồng rừng. Các doanh nghiệp khác không đề cập gì tới phương án trồng rừng”, ông Trương Phước Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai cho biết.

Để giành được các dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, các doanh nghiệp đều cam kết giải quyết việc làm cho người dân địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, với năng lực đầu tư thấp kém, doanh nghiệp không thể thực hiện cam kết của mình. Nhiều doanh nghiệp vẫn chây ì không trả tỉnh gần chục tỷ đồng tiền bán gỗ.

Một dự án cao su kém hiệu qủa đang xin chuyển đổi tại huyện Chư Prông

Từ thực tế nhiều bất cập khi chuyển đổi rừng sang trồng cao su, ông Huỳnh Thành, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cho rằng, cần hết sức cẩn trọng trong việc cho doanh nghiệp chuyển đổi dự án một lần nữa. Để hạn chế sai lầm, trước mắt chỉ nên chấp thuận cho doanh nghiệp chuyển đổi những diện tích nhỏ, ở những nơi gần công trình thuỷ lợi. Cùng với đó, ưu tiên việc tái sinh rừng.

“Cho chuyển đổi đất nông nghiệp bao nhiêu, đất rừng thu hẹp bấy nhiêu. Đại đa số diện tích cao su kém hiệu quả, theo tôi nên trồng lại rừng. Nếu không trồng thì để rừng tự tái sinh. Nếu cho chuyển, thì chuyển ít thôi. Cần xem xét, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng không vì mục tiêu kinh tế mà phá hoại môi trường. Bởi vì môi trường quan trọng, có tiền chưa chắc mua được”, ông Huỳnh Thành nêu ý kiến.

Cho phép doanh nghiệp chuyển đổi diện tích cao su chết, kém hiệu quả trên đất rừng nghèo tại Gia Lai là chủ trương vừa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa nhằm đạt mục tiêu bảo vệ-phát triển rừng. Tuy nhiên, với tư duy, “lợi nhuận mới là việc của doanh nghiệp, rừng là việc của tỉnh”, thì chưa biết Gia Lai sẽ làm cách nào để giúp các doanh nghiệp thoát khỏi vũng lầy từ cây cao su./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Gió đổi chiều” trên thị trường cây cao su giống, nông dân khó gỡ vốn
"Gió đổi chiều” trên thị trường cây cao su giống, nông dân khó gỡ vốn

VOV.VN - Sau vụ mùa bội thu 2017, bước sang năm 2018, nhu cầu thị trường thấp, người làm giống cao su tại Bình Phước lại phải đối mặt với nhiều khó khăn.

"Gió đổi chiều” trên thị trường cây cao su giống, nông dân khó gỡ vốn

"Gió đổi chiều” trên thị trường cây cao su giống, nông dân khó gỡ vốn

VOV.VN - Sau vụ mùa bội thu 2017, bước sang năm 2018, nhu cầu thị trường thấp, người làm giống cao su tại Bình Phước lại phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Xé rào chuyển đổi đất rừng: Doanh nghiệp ở Gia Lai “tiền trảm hậu tấu”
Xé rào chuyển đổi đất rừng: Doanh nghiệp ở Gia Lai “tiền trảm hậu tấu”

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đã xé rào, tự ý chuyển đổi đất trồng cao su sang đất nuôi bò, trồng cây ăn quả, thậm chí cho thuê.

Xé rào chuyển đổi đất rừng: Doanh nghiệp ở Gia Lai “tiền trảm hậu tấu”

Xé rào chuyển đổi đất rừng: Doanh nghiệp ở Gia Lai “tiền trảm hậu tấu”

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đã xé rào, tự ý chuyển đổi đất trồng cao su sang đất nuôi bò, trồng cây ăn quả, thậm chí cho thuê.

Thiệt hại lớn do khai thác mủ cao su không đúng kỹ thuật
Thiệt hại lớn do khai thác mủ cao su không đúng kỹ thuật

VOV.VN - Tình trạng người dân khai thác mủ không đảm bảo kỹ thuật xảy ra phổ biến ở Kon Tum, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mủ và chất lượng vườn cây.

Thiệt hại lớn do khai thác mủ cao su không đúng kỹ thuật

Thiệt hại lớn do khai thác mủ cao su không đúng kỹ thuật

VOV.VN - Tình trạng người dân khai thác mủ không đảm bảo kỹ thuật xảy ra phổ biến ở Kon Tum, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mủ và chất lượng vườn cây.

12.000 ha cao su còi cọc hoặc chết yểu, Gia Lai xin chuyển đổi
12.000 ha cao su còi cọc hoặc chết yểu, Gia Lai xin chuyển đổi

VOV.VN - Hơn 12.000 ha cao su trồng trên đất rừng nghèo tại tỉnh Gia Lai đã bị chết hoặc kém phát triển, thiệt hại kinh tế là rất lớn.

12.000 ha cao su còi cọc hoặc chết yểu, Gia Lai xin chuyển đổi

12.000 ha cao su còi cọc hoặc chết yểu, Gia Lai xin chuyển đổi

VOV.VN - Hơn 12.000 ha cao su trồng trên đất rừng nghèo tại tỉnh Gia Lai đã bị chết hoặc kém phát triển, thiệt hại kinh tế là rất lớn.