Doanh nghiệp chưa dám chạy hết tốc độ do thiếu hành lang pháp lý

VOV.VN - DN có thực lực, sức mạnh để cạnh tranh trong nền kinh tế mới, nhưng chưa dám dấn thân sáng tạo, chưa dám chạy hết tốc độ do thiếu hành lang pháp lý”.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thành Công (đoàn Ninh Bình) cho biết, thể chế chính sách thiếu hoàn thiện, phát triển chậm hơn quá nhiều so với thực tiễn đang là rào cản khiến Việt Nam khó tiến nhanh với cách mạng công nghiệp 4.0.

Thiếu chính sách cho khởi nghiệp sáng tạo

Theo đại biểu Nguyễn Thành Công, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, Việt Nam gặp nhiều bất lợi do là quốc gia đi sau, trình độ phát triển còn có khoảng cách so với các quốc gia công nghệ hàng đầu, tiềm lực công nghệ và tiềm lực tài chính cho đầu tư đổi mới phát triển công nghệ còn hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Thành Công (đoàn Ninh Bình) 

Điều này đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách hợp lý để thu hút được các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy việc tận dụng các thành tựu công nghệ giúp Việt Nam tăng tốc và thu hẹp khoảng cách với các quốc gia trong quá trình phát triển.

“Các doanh nghiệp công nghệ, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, các chuyên gia Việt Nam hoàn toàn có thực lực và sức mạnh để cạnh tranh trong nền kinh tế mới, nhưng chưa dám dấn thân sáng tạo hết mình, chưa dám chạy hết tốc độ do thiếu hành lang và bảo đảm an toàn pháp lý cần thiết”, đại biểu Nguyễn Thành Công nêu ý kiến.

“Những hạn chế bất cập trong chính sách pháp luật hiện hành, bao gồm cả thực thi pháp luật chưa hiệu quả đồng bộ, nhạy bén dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không đăng ký hoạt động của Việt Nam mà chuyển sang các quốc gia khác đăng ký hoạt động do những lo ngại về an toàn pháp lý”, ông Công cho biết.

Thiếu quy định, quy chuẩn thực hiện thành phố thông minh

Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Hằng (đoàn Bắc Ninh) cũng cho rằng việc thiếu quy định, quy chuẩn trong việc thực hiện thành phố thông minh đang gây khó cho các địa phương.

Theo đại biểu đoàn Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã triển khai 8 dự án trọng điểm về thành phố thông minh như dự án trung tâm dữ liệu thành phố thông minh mạng Wan nội tỉnh kết nối giữa 162 cơ quan, đơn vị với Trung tâm dữ liệu thành phố thông minh, hệ thống camera giám sát trên địa bàn thành phố...

“Thách thức hiện nay là chưa có hệ thống tiêu chuẩn đầy đủ, hay tiêu chí cho mô hình thành phố thông minh; Quy định quy trình về đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước hiện còn chồng chéo, có nhiều vướng mắc, nhất là đầu tư công; Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; Nhiều nội dung mới chưa có quy định nên việc tư vấn thẩm định về mô hình thành phố thông minh của các Bộ đối với tỉnh cũng vẫn còn lúng túng”, bà Hằng nêu ý kiến.

Từ thực trạng trên của Bắc Ninh và cũng có thể là đối với các địa phương đang triển khai các đề án đô thị thông minh của Chính phủ cũng sẽ gặp phải, đại biểu Trần Thị Hằng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng nghiên cứu, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn các cơ chế, chính sách về đô thị thông minh về mô hình thành phố thông minh; Sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho phát triển công nghệ thông tin.

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp mới dựa trên các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, in 3D… Tốc độ phát triển của những đột phá trong công nghệ là không có tiền lệ trong lịch sử. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau, tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả, thông minh hơn.

Việc ứng dụng công nghệ mới không chỉ làm thay đổi lối sống sinh hoạt của người dân, cách thức đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp mà cả cách thức quản trị quốc gia của Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi thay đổi tư duy về công nghiệp hóa
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi thay đổi tư duy về công nghiệp hóa

VOV.VN - Để tiến trình công nghiệp hóa của Việt Nam đạt được các chỉ tiêu về tăng trưởng và hội nhập, cần phải gắn chặt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi thay đổi tư duy về công nghiệp hóa

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi thay đổi tư duy về công nghiệp hóa

VOV.VN - Để tiến trình công nghiệp hóa của Việt Nam đạt được các chỉ tiêu về tăng trưởng và hội nhập, cần phải gắn chặt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam bứt phá
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam bứt phá

VOV.VN - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, CMCN 4.0 được coi là cơ hội để Việt Nam bứt phát trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam bứt phá

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam bứt phá

VOV.VN - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, CMCN 4.0 được coi là cơ hội để Việt Nam bứt phát trong phát triển kinh tế - xã hội.

Không nên chỉ dựa vào GDP để đánh giá năng lực lãnh đạo của địa phương
Không nên chỉ dựa vào GDP để đánh giá năng lực lãnh đạo của địa phương

VOV.VN - Nếu vì đạt được 5-7 % GDP mà để cho dân của mình phải bỏ đi làm ăn nơi khác thì lãnh đạo nơi đó cũng không hoàn thành nhiệm vụ.

Không nên chỉ dựa vào GDP để đánh giá năng lực lãnh đạo của địa phương

Không nên chỉ dựa vào GDP để đánh giá năng lực lãnh đạo của địa phương

VOV.VN - Nếu vì đạt được 5-7 % GDP mà để cho dân của mình phải bỏ đi làm ăn nơi khác thì lãnh đạo nơi đó cũng không hoàn thành nhiệm vụ.