Doanh nghiệp cố tình “neo” giá lợn ở mức cao, bộ ngành sẽ kiểm tra

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi, đề nghị các doanh nghiệp lớn cùng nhau giảm giá, kéo mức giá xuống ít nhất ở mức 75.000 đồng/kg.

“Doanh nghiệp phải giảm giá thịt lợn xuống dưới 75.000 đồng/kg, nếu không điều chỉnh, sẽ căn cứ luật định để yêu cầu doanh nghiệp giảm giá thịt lợn xuống ở mức hợp lý”. Đây là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm diễn ra mới đây.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đầu năm 2019, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, giá lợn giảm sâu, Bộ đã cùng các bộ ngành, địa phương vào cuộc để "giải cứu" và kêu gọi người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn.

Với sự đồng hành của toàn xã hội, giá thịt lợn đã nhích dần lên. Đến giữa năm 2019, giá lợn đã liên tục tăng cao từ đó đến nay. Có thời điểm, giá thịt lợn là trên 80.000 đồng/kg, thậm chí lên đến gần 100.000 đồng/kg và duy trì kéo dài từ trước Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay.

Giá thịt lợn có thể giảm trong tuần tới.

Theo tính toán, giá thành sản xuất lợn bình quân ở mức cao nhất trong khi chi phí phòng dịch tả lợn Châu Phi tăng cao cũng chỉ xoay quanh 40.000 đồng/kg lợn hơi, trong khi các doanh nghiệp xuất chuồng với giá bình quân tới 80.000 đồng/kg, như vậy là lãi cao?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, Thủ tướng, Phó thủ tướng đều đã có chỉ đạo phải giảm thịt lợn về mức bình thường như thời điểm trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên đến nay, giá thịt lợn vẫn duy trì kéo dài ở mức quá cao.

Vì vậy trong tuần tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi, đề nghị các doanh nghiệp lớn cùng nhau giảm giá, kéo mức giá xuống ít nhất ở mức 75.000 đồng/kg. Nếu các doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh giá theo xu hướng giảm, trong tuần tới vẫn cố tình “neo” giá ở mức cao, Bộ và các bộ ngành liên quan sẽ rà soát kiểm tra, căn cứ vào các luật định cũng như quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh để có đủ cơ sở pháp lý yêu cầu doanh nghiệp giảm giá thịt lợn xuống ở mức hợp lý.

“Chúng tôi sẽ truy lại tất cả những điều kiện ưu đãi trước đây mà thực hiện không “đến nơi đến chốn” dứt khoát sẽ thay đổi. Biểu dương những doanh nghiệp làm tốt để cùng chung sức, chung tay vào bảo vệ thị trường, sản xuất của ngành chăn nuôi” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết
Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết

VOV.VN - Chưa bao giờ giá thịt lợn tại các chợ nông thôn ở tỉnh Quảng Nam tăng cao như lúc này.

Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết

Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết

VOV.VN - Chưa bao giờ giá thịt lợn tại các chợ nông thôn ở tỉnh Quảng Nam tăng cao như lúc này.

Siết chặt quản lý thị trường, nguồn gốc thịt lợn dịp Tết
Siết chặt quản lý thị trường, nguồn gốc thịt lợn dịp Tết

VOV.VN - Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã đồng loạt ra quân thanh tra, kiểm tra thị trường thực phẩm Tết, nguồn gốc các mặt hàng thịt lợn.

Siết chặt quản lý thị trường, nguồn gốc thịt lợn dịp Tết

Siết chặt quản lý thị trường, nguồn gốc thịt lợn dịp Tết

VOV.VN - Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã đồng loạt ra quân thanh tra, kiểm tra thị trường thực phẩm Tết, nguồn gốc các mặt hàng thịt lợn.

Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản
Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản

VOV.VN - Mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% sẽ gặp nhiều thách thức khi kinh tế thế giới có tác động tiêu cực, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến khó lường.

Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản

Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản

VOV.VN - Mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% sẽ gặp nhiều thách thức khi kinh tế thế giới có tác động tiêu cực, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến khó lường.