Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn

(VOV) - Có doanh nghiệp chưa biết Nghị quyết 13; tiêu chí thực hiện chưa rõ nên có thể còn thiếu công bằng, lạm dụng cơ chế xin – cho...



Tại hội thảo Nghị quyết 13/NQ-CP, cơ hội tháo gỡ nút thắt xuất khẩu năm 2012 và triển vọng 2013” do Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu- Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) vừa tổ chức, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, Nghị quyết 13 của Chính phủ kịp thời, nhưng cần bổ sung thêm nhiều nội dung cho thiết thực hơn nữa.

Những điểm nhấn của Nghị quyết 13

Ngày 10/5/2012 Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 13/NQ-CP (Thông tư hướng dẫn 83/2012/TT-BTC ban hành ngày 23/5/2012) về tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trường. 

Doanh nghiệp đang rất khó khăn về nguồn vốn (Ảnh: Phunuonline)

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Nghị quyết 13 có nhiều điểm nhấn. 

Thứ nhất, Nghị quyết 13 đưa ra các giải pháp có tính toàn diện và khá đồng bộ, tập trung giảm tải 3 gánh nặng cho doanh nghiệp, cụ thể: Giảm gánh nặng tài chính và bổ sung vốn dự án đầu tư (gia hạn nộp, giảm và miễn một số loại thuế; gia hạn và giảm tiền sử dụng đất; đẩy nhanh thực hiện, giải ngân các dự án, chương trình đầu tư); Giảm gánh nặng lãi suất và cơ cấu lại nợ (yêu cầu hạ lãi suất cho vay; cơ cấu lại nợ…); Giảm gánh nặng thể chế và tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại. 

Thứ hai, Nghị quyết phân công nhiệm vụ cụ thể và đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cấp ngành, đơn vị quản lý nhà nước.

Thứ ba, Nghị quyết khẳng định và đòi hỏi sự nhất quán và hài hòa mục tiêu trong điều hành của Chính phủ. Khác với các gói kích cầu trước đây, Nghị quyết này chủ yếu nghiêng về “cho chính sách” chứ không nặng về tung tiền giải cứu” doanh nghiệp. Việc tháo gỡ khó khăn không chỉ ở đầu vào, mà cả ở đầu ra, không chỉ là lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà cả người tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ thị trường. Việc hỗ trợ không có tính tràn lan, mà đòi hỏi phải đúng đối tượng. 

Cần nhiều bổ sung

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, trong Nghị quyết 13 nói riêng và trong quản lý nhà nước nói chung, có thể và cần bổ sung, hoàn thiện những giải pháp, chính sách liên quan, mang tính đột phá và mạnh mẽ hơn, như: áp lại trần lãi suất cho vay bám sát trần lãi suất huy động không quá 3%; tăng cường sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc và mua bảo hiểm tiền gửi tùy theo quy mô và tính chất tín dụng của ngân hàng; 

Nghị quyết 13 yêu cầu NH hạ lãi suất cho vay, nhưng DN tiếp cận chưa được nhiều

Cạnh đó, phải tăng mức bảo hiểm tiền gửi (ví dụ, lên tối thiểu 500 triệu đồng thay cho mức 50 triệu đồng hiện nay) nhằm bảo vệ lợi ích và củng cố lòng tin người gửi tiền, giảm thiểu nguy cơ giảm sút và rút tiền gửi khỏi ngân hàng; hạ nhanh và nhiều hơn mức thuế các loại, trong đó cơ hạ mức thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ, từ mức 25% xuống 20%), áp dụng một loại mức chung thuế VAT (ví dụ 5%). 

Đặc biệt, cần giảm tải nhiều hơn gánh nặng thể chế cho doanh nghiệp và xã hội thông qua nhiều đột phá cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa về phân cấp và trách nhiệm cá nhân trong quản lý nhà nước, đơn giản hóa thủ tục và gia tăng các chế tài trừng phạt các hành vi nhũng nhiễu làm tăng các chi phí trung gian, phi chính thức cho doanh nghiệp và người dân.

Ngoài ra, cũng cần xác định rõ tiêu chí (với mức ưu tiên các doanh nghiệp tùy thuộc vào hợp đồng tiêu thụ, kết quả nộp thuế và trả nợ ngân hàng...) và cách thức cụ thể để các doanh nghiệp tiếp cận được với các trợ giúp một cách rõ ràng và đầy đủ hơn, giảm thiểu tình trạng thiếu công bằng, lạm dụng cơ chế xin – cho và tham nhũng có thể xảy ra... 

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Đức Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác đầu tư và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam cho biết: Nhiều DNVVN không biết rõ nội dung của Nghị quyết 13, thậm chí còn có DN không hề biết đến Nghị quyết 13. 

Từ đó, ông Kiên kiến nghị, cần thành lập các tổ công tác về địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về Nghị quyết, sẽ hiệu quả hơn.

Ông Kiên lấy ví dụ, tỉnh Lạng Sơn có thành lập hẳn tổ hỗ trợ DN, do một đồng chí phó chủ tịch tỉnh chỉ đạo. Tổ này có nhiệm vụ thông báo nội dung Nghị quyết 13 đến các doanh nghiệp, địa phương, khi DN có phản hồi, thắc mắc thì có đội ngũ chuyên gia đó giải đáp và hỗ trợ các thủ tục để tiếp cận chính sách liên quan. Bởi thực tế, vì nhiều lý dó, DNVVN còn đang hạn chế khi tiếp cận chính sách.

Hơn nữa, ông Kiên đề nghị Chính phủ bổ sung thêm nội dung vào Nghị quyết 13, đó là xem xét khoanh nợ cho các DN còn nợ hiện nay. Sau khi khoanh nợ, các DN có dự án tốt, có điều kiện phát triển thì cho vay để DN có vốn phát triển sản xuất, nếu không các DN rất khó khăn về vốn. 

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thì cho rằng, Nghị quyết 13 có rất nhiều chính sách hay, đơn cử như yêu cầu giảm lãi suất cho vay. Nhưng thực tế ít DN vay được vốn này (chưa tới 20%). Nguyên nhân, theo ông Quyền, do lãi suất giảm nhưng có thể có thỏa thuận ngầm giữa ngân hàng và doanh nghiệp, có những khoản phí nào đó khiến DN khó tiếp cận. Cho nên, “cần giải tỏa các vướng mắc này thì chính sách mới vào cuộc sống được”- ông Quyền nhấn mạnh./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần gỡ vướng cho các khoản vay hỗ trợ lãi suất nông nghiệp
Cần gỡ vướng cho các khoản vay hỗ trợ lãi suất nông nghiệp

Thủ tục cho vay rườm rà và chặt chẽ hơn so với vay theo cơ chế thông thường khiến người nông dân không mặn mà với các khoản vay hỗ trợ lãi suất.

Cần gỡ vướng cho các khoản vay hỗ trợ lãi suất nông nghiệp

Cần gỡ vướng cho các khoản vay hỗ trợ lãi suất nông nghiệp

Thủ tục cho vay rườm rà và chặt chẽ hơn so với vay theo cơ chế thông thường khiến người nông dân không mặn mà với các khoản vay hỗ trợ lãi suất.

Quy định hỗ trợ lãi suất khoản vay trung, dài hạn
Quy định hỗ trợ lãi suất khoản vay trung, dài hạn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Quy định hỗ trợ lãi suất khoản vay trung, dài hạn

Quy định hỗ trợ lãi suất khoản vay trung, dài hạn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Chỉ định 5 ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất
Chỉ định 5 ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ký ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

Chỉ định 5 ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất

Chỉ định 5 ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ký ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

Hướng dẫn thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất
Hướng dẫn thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất