Doanh nghiệp phải nỗ lực định hình theo hướng phát triển bền vững

VOV.VN - Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc trước những biến động của kinh tế trong năm 2020.

Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, điêu đứng, chật vật xoay sở để có thể tiếp tục trụ vững trên thương trường. Tuy vậy, đây là một năm thể hiện khả năng chống chịu của các doanh nghiệp Việt để tiếp tục phát triển, đi lên…

Để tiếp tục trụ vững và phát triển trong năm 2021 và những năm tiếp theo, yêu cầu đặt ra cho cộng đồng doanh nghiệp đó là cần có những nỗ lực, định hình lại chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, chuyển đổi số. Phóng viên Đài TNVN (VOV) đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc về nội dung này:

PV: Thưa ông, nhìn lại năm 2020 vừa qua, ông có đánh giá như thế nào về những biến cố tác động đến cộng đồng doanh nghiệp?

Ông Vũ Tiến Lộc: Năm 2020 là một năm vô cùng gian nan, nhưng cũng là một năm thể hiện rất rõ sự kiên cường, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự phát triển, trụ vững của cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để chúng ta có được thành quả tăng trưởng dương trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lún sâu vào suy thoái.

Năm 2020 đã giúp cộng đồng doanh nghiệp nhận thức rõ hơn yêu cầu về tăng cường khả năng chống chịu và định hướng phát triển bền vững. Nên những doanh nghiệp đã âm thầm định hướng mô hình kinh doanh và chiến lược của mình theo hướng phát triển bền vững trong những năm trước thì trong bối cảnh đại dịch, họ trụ vững khá tốt, thậm chí họ một cơ hội để phát triển.

Trong khi những doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến một mô hình phát triển bền vững như vậy thì mỗi khi có biến động thị trường, đều lập tức rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí sẽ phải phá sản, giải thể, rút khỏi thị trường. Do vậy, thực tiễn của một năm qua là một bài học rất quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hình lại chiến lược và mô hình kinh doanh có trách nhiệm, không chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn phải trở thành cái tâm thế của cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, nếu muốn đi dài trên con đường kinh doanh của mình.

PV: Trước những khó khăn này, ông có nhìn nhận như thế nào về sự đồng hành của Chính phủ trong thời gian qua và thời gian sắp tới?

Ông Vũ Tiến Lộc: Trong khó khăn, với sự đồng hành của Chính phủ cùng sự kiên cường, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp trụ vững và vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, một điều rất cần phải rút nhiệm là việc thiết kế chính sách và tổ chức thực thi chính sách đang có một khoảng cách khá lớn.

Vì vậy, cần sự tăng cường hợp tác giữa cơ quan Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp trong cả việc định hình và tổ chức chính sách. Bối cảnh đại dịch càng tạo nên một áp lực và cũng là tạo những cơ hội để chúng ta cải cách các thủ tục hành chính, nếu các thủ tục hành chính được cải thiện một cách tích cực, theo hướng đơn giản hóa, thì rất nhiều vấn đề của doanh nghiệp được giải quyết nhanh chóng.

Vấn đề ở ở đây không phải các gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền bạc mà chính là tác động từ cải cách chế về thủ tục hành chính, qua đó giúp thúc đẩy, đưa nhanh các dự án sản xuất kinh doanh vào hoạt động. Đây chính là cách để tạo nên năng lực cạnh tranh cốt lõi của mọi nền kinh tế và của cộng đồng doanh nghiệp.

PV: Trong năm 2021 này, cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng gì vào sự tiếp sức từ phía Chính phủ, thưa ông?

Ông Vũ Tiến Lộc: Điều quan trọng nhất cộng đồng doanh nghiệp mong muốn trong năm 2021 là làm sao các Chính phủ phải có những nỗ lực phối hợp toàn cầu để ngăn chặn được dịch bệnh. Hơn nữa, muốn doanh nghiệp có thể định hướng theo hướng phát triển bền vững trong năm 2021 và những năm tiếp theo, thì chúng ta phải có một hệ sinh thái thích hợp, một hệ thống chính sách của Chính phủ ổn định, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Có thể nói rằng chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu mà chúng ta đặt ra là trở thành một trong bốn nền kinh tế có năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh tốt nhất trong ASEAN.

Đây sẽ là một hành trình mà tôi và cộng đồng doanh nghiệp hy vọng trong 5 năm tới chúng ta sẽ thực hiện được, góp phần giúp các doanh nghiệp sẽ có bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp phải tiếp tục nâng cấp hoạt động kinh doanh, phải có những nỗ lực định hình theo hướng phát triển bền vững, chuyển đổi số. Đây là con đường bắt buộc các doanh nghiệp phải đi.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

200 doanh nghiệp tham gia hội chợ Xuân Đà Nẵng
200 doanh nghiệp tham gia hội chợ Xuân Đà Nẵng

VOV.VN - Tối qua (26/1), Hội chợ Xuân Đà Nẵng 2021 đã khai mạc với 300 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp trong cả nước tham gia.

200 doanh nghiệp tham gia hội chợ Xuân Đà Nẵng

200 doanh nghiệp tham gia hội chợ Xuân Đà Nẵng

VOV.VN - Tối qua (26/1), Hội chợ Xuân Đà Nẵng 2021 đã khai mạc với 300 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp trong cả nước tham gia.

55% doanh nghiệp FDI báo lỗ: Cần điều tra làm rõ hành vi chuyển giá, trốn thuế
55% doanh nghiệp FDI báo lỗ: Cần điều tra làm rõ hành vi chuyển giá, trốn thuế

VOV.VN - Có tới 55% DN FDI báo lỗ nhưng vẫn tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng là con số đáng báo động, cần phải tiến hành kiểm tra cụ thể để tránh gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

55% doanh nghiệp FDI báo lỗ: Cần điều tra làm rõ hành vi chuyển giá, trốn thuế

55% doanh nghiệp FDI báo lỗ: Cần điều tra làm rõ hành vi chuyển giá, trốn thuế

VOV.VN - Có tới 55% DN FDI báo lỗ nhưng vẫn tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng là con số đáng báo động, cần phải tiến hành kiểm tra cụ thể để tránh gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Tạo môi trường giao dịch trực tuyến cho doanh nghiệp và người lao động
Tạo môi trường giao dịch trực tuyến cho doanh nghiệp và người lao động

VOV.VN - Hôm nay (21/1), Sở LĐ-TB-XH Hà Nội phối hợp với Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) tổ chức “Triển khai hoạt động Cổng thông tin Dịch vụ việc làm Việt Nam (Esip) tại Hà Nội và tổ chức Phiên Giao dịch việc làm chuyên đề công nghệ thông tin”.

Tạo môi trường giao dịch trực tuyến cho doanh nghiệp và người lao động

Tạo môi trường giao dịch trực tuyến cho doanh nghiệp và người lao động

VOV.VN - Hôm nay (21/1), Sở LĐ-TB-XH Hà Nội phối hợp với Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) tổ chức “Triển khai hoạt động Cổng thông tin Dịch vụ việc làm Việt Nam (Esip) tại Hà Nội và tổ chức Phiên Giao dịch việc làm chuyên đề công nghệ thông tin”.

Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc
Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Công Thương lưu ý, hiện Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 lây lan qua hàng hóa nhập khẩu.

Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc

Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Công Thương lưu ý, hiện Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 lây lan qua hàng hóa nhập khẩu.