Doanh nghiệp vận tải Hải Phòng "quàng chân lên cổ" lo giấy ra vào thành phố

VOV.VN - Những quy định nghiêm ngặt quản lý, giám sát y tế nhưng lại thiếu hướng dẫn cụ thể, kịp thời đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải.

Trung bình mỗi ngày có đến 10.000 lượt xe tải chở hàng hóa ra vào thành phố, Hải Phòng đã đặt ra nhiều yêu cầu nhằm tăng cường quản lý, giám sát y tế trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, phòng chống dịch Covid-19. Hải Phòng yêu cầu doanh nghiệp vận tải phải bố trí chỗ ở tập trung cho lái xe, các phương tiện vận tải ra vào thành phố phải có giấy xác nhận... Tuy nhiên, những quy định nghiêm ngặt, lại thiếu hướng dẫn cụ thể, kịp thời đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải.

Tăng cường quản lý, giám sát y tế trong lĩnh vực vận tải hàng hóa trong phòng chống dịch Covid-19 của thành phố Hải Phòng được đánh giá là cần thiết và cấp bách, bởi mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt xe tải, xe container ra vào Hải Phòng để vận chuyển hàng hóa. Đội ngũ lái xe thường xuyên di chuyển từ Hải Phòng đến các tỉnh, thành phố khác rồi lại quay về, nếu để dịch bệnh phát sinh từ đây sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Hải Phòng cũng như các địa phương khác.

vov_cac_lai_xe_van_tai_tai_cang_hp.jpg
Các doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng mong muốn các quy định, quy trình kiểm soát hợp lý, nhanh chóng, hướng dẫn thủ tục kịp thời.

Theo quy định của thành phố Hải Phòng về việc quản lý, giám sát y tế đối với nhóm lái xe vận tải nhằm phòng chống dịch Covid-19, từ 6/4 đến nay, mỗi khi về Hải Phòng làm hàng, anh Phạm Hữu Thăng và các lái xe container Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Phương Lâm được công ty bố trí chỗ ở tập trung.

“Nếu có hàng như này thì mình đi trên đường. Không có hàng, về bãi thì công ty bố trí ăn nghỉ, mỗi người 1 phòng. Đến bữa thì công ty mang cơm đến. Như ngày nay cả ngày ở dưới Hải Phòng, công ty lo hết, cấp khẩu trang rồi phòng dịch cho anh em lái xe” - anh Thăng chia sẻ.

Vấn đề là hiện nay, không phải doanh nghiệp vận tải nào cũng có hệ thống nhà xưởng, văn phòng để bố trí chỗ ăn nghỉ cho lái xe, phụ xe như Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Phương Lâm. Nhiều công ty do hạn chế chỗ ở tập trung, đã phải bố trí cho anh em lái xe, phụ xe ngủ nghỉ ngay trên xe tại các bãi.

Đặc biệt, ngày 9/4, thành phố Hải Phòng tiếp tục có công văn yêu cầu các xe vận tải hàng hóa ra vào thành phố phải có giấy xác nhận; trường hợp doanh nghiệp không có chỗ nghỉ, UBND thành phố sẽ bố trí chỗ ở tập trung cho các lái xe.

vov_tu_11-4_cac_chot_kiem_dich_cua_ngo_ra_vao_tp_hai_phong_se_kiem_soat_giay_xac_nhan_ra_vao_cua_cac_phuong_tien_van_tai.jpg
Từ 11/4 các chốt kiểm dịch cửa ngõ ra vào thành phố Hải Phòng sẽ kiểm soát giấy xác nhận ra vào của các phương tiện vận tải.

Anh Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Công ty cổ phần vận tải An Vượng (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) băn khoăn: “Yêu cầu như thế rất bất cập. Mỗi lần xe lấy hàng thì tập trung kiểu gì? Không có hướng dẫn gì cả. Giờ lái xe trên đường, để hạn chế giao tiếp, tại sao không có những điểm cấp phát cơm hay mua bán tập trung ở chốt kiểm dịch? Họ về tập trung thì cũng phải đi chợ, mua bán. Chẳng hạn, xe ở bãi dưới Đình Vũ, lại phải lên trường nghề tập trung thì di chuyển làm sao? Có xe chở hay không? Thành phố lại không nói rõ việc này”.

Trong 2 ngày, anh Lưu Tuấn Anh, đại diện công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Long Đức (Hải Phòng) cũng chạy đôn, chạy đáo, lo làm giấy xác nhận ra vào thành phố cho các xe của công ty. Sáng 9/4, các doanh nghiệp được phổ biến yêu cầu của UBND thành phố Hải Phòng về việc làm giấy xác nhận cho các phương tiện vận tải ra vào Hải Phòng; trong khi đó, từ ngày 11/4, các chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ ra vào Hải Phòng bắt đầu thực hiện chỉ cho phép xe vận tải ra vào thành phố khi có giấy xác nhận.

Anh Lưu Tuấn Anh cho cho rằng, thành phố Hải Phòng đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt nhưng lại chậm trễ trong việc hướng dẫn cụ thể, khiến doanh nghiệp và lái xe loay hoay, không biết thực hiện thế nào.

“Công văn của Sở GTVT với UBND thành phố Hải Phòng chồng chéo nhau, doanh nghiệp chạy "quàng chân lên cổ". Quan trọng là mình không biết làm từ đâu, vì có nhiều văn bản hướng dẫn, không có gì chính xác cả, mỗi doanh nghiệp làm 1 kiểu. Ban đầu quyết định làm từ quận, lên quận người ta không tiếp, yêu cầu về phường. Về phường thì lại bảo chưa có biểu mẫu. Ngày hôm qua đi đi lại lại không biết bao nhiêu lần” - anh Anh nói.

Sau nhiều cuộc họp, đến tận chiều 9/4, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Hải An (địa phương có nhiều doanh nghiệp vận tải) mới có hướng dẫn các doanh nghiệp về quy trình xin cấp giấy xác nhận cho các phương tiện vận tải ra vào thành phố. Các doanh nghiệp phải lập danh sách lái xe theo mẫu kèm theo, có xác nhận của công an phường, nộp lên Phòng Quản lý Đô thị quận để tổng hợp, có xác nhận của Lãnh đạo quận, sau đó Phòng Quản lý Đô thị chuyển lên Phòng Cảnh sát Giao thông thành phố kiểm tra và chuyển ra Trạm Kiểm soát mà doanh nghiệp đã đăng ký tuyến đi để doanh nghiệp nhận Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải tại đó.

Ông Đặng Thế Lưỡng, Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hải An cho rằng, quy định này quá phức tạp và mất thời gian. Theo ông Lưỡng, chỉ cần công an phường xác nhận, lãnh đạo quận ký là xong. Quan trọng là phải khai cho đúng lịch trình di chuyển, ví dụ: anh đi Hải Dương, huyện nọ, huyện kia... rồi cuối cùng quay về đến Hải Phòng; sau này nếu có vấn đề gì thì còn truy xuất xem anh đi đâu. Từ sáng đến giờ đang khó khăn về việc cấp giấy, anh em rất lo là cấp không kịp.

Các doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng đều đồng lòng chấp hành nghiêm các quy định của thành phố trong phòng chống dịch Covid-19, tuy nhiên các doanh nghiệp mong muốn các quy định, quy trình kiểm soát hợp lý, nhanh chóng hướng dẫn thủ tục kịp thời, thống nhất nhằm tạo điều kiện cho các phương tiện vận tải ra vào thành phố, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phục vụ sản xuất, kinh doanh của địa phương và doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 4.300 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam
Hơn 4.300 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam

VOV.VN - Nhật Bản là đầu tư hàng đầu của Việt Nam, với trên 4.300 dự án. Số vốn đăng ký là hơn 59 tỷ USD.

Hơn 4.300 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam

Hơn 4.300 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam

VOV.VN - Nhật Bản là đầu tư hàng đầu của Việt Nam, với trên 4.300 dự án. Số vốn đăng ký là hơn 59 tỷ USD.

Thiếu hụt 200.000 tấn thịt lợn, doanh nghiệp đồng tình giữ giá bán
Thiếu hụt 200.000 tấn thịt lợn, doanh nghiệp đồng tình giữ giá bán

VOV.VN - 13 doanh nghiệp đồng thuận với Bộ, Chính phủ để giữ mức giá, giữ được ngành hàng thị trường, nếu không sẽ xảy ra tình trạng thực phẩm lậu.

Thiếu hụt 200.000 tấn thịt lợn, doanh nghiệp đồng tình giữ giá bán

Thiếu hụt 200.000 tấn thịt lợn, doanh nghiệp đồng tình giữ giá bán

VOV.VN - 13 doanh nghiệp đồng thuận với Bộ, Chính phủ để giữ mức giá, giữ được ngành hàng thị trường, nếu không sẽ xảy ra tình trạng thực phẩm lậu.

240 doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Cần Thơ
240 doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Cần Thơ

VOV.VN -Các doanh nghiệp Nhật Bản đến tham dự chương trình giao lưu muốn tìm kiếm cơ hội, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

240 doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Cần Thơ

240 doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Cần Thơ

VOV.VN -Các doanh nghiệp Nhật Bản đến tham dự chương trình giao lưu muốn tìm kiếm cơ hội, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của Cần Thơ và vùng ĐBSCL.