Doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ phòng vệ thương mại

VOV.VN - Hoa Kỳ hiện là thị trường chiếm tới 22% tổng số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt ở nước ngoài. 

Chiều 25/6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Xu hướng mới trong pháp luật và thực tiễn phòng vệ thương mại ở Hoa kỳ, cập nhật thông tin và khuyến nghị cho doanh nghiệp”.

Hội thảo “Xu hướng mới trong pháp luật và thực tiễn phòng vệ thương mại ở Hoa kỳ, cập nhật thông tin và khuyến nghị cho doanh nghiệp”.

Đánh giá tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại liên quan tới Việt Nam hiện nay, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cho biết, thương mại toàn cầu đã và đang chứng kiến những biểu hiện bảo hộ thương mại phức tạp, đặc biệt ở một số thị trường lớn.

Hiện, hàng hóa của Việt Nam là đối tượng bị điều tra của 78 vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới, 12 vụ điều tra chống trợ cấp và 17 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

Tính đến tháng 5/2018, Bộ Thương mại có hơn 400 lệnh chống bán phá giá và chống trợ cấp có hiệu lực, trong đó có 10 lệnh liên quan đến Việt Nam. Các sản phẩm bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất là sắt thép, tiếp đó là sợi, dệt, nông sản, thủy sản…

Theo bà Trang, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, cũng là thị trường chiếm tới 22% tổng số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt ở nước ngoài. Tiếp đó là các thị trường Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, EU, Canada, Braxin...  

Số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp khởi xướng bởi Bộ Thương mại Hoa Kỳ tăng lên hàng năm, năm 2016 là 56 vụ, năm 2017 có 73 vụ, riêng 5 tháng đầu năm 2018 là 53 vụ.

Đề cập tới một số xu hướng mới của Hoa Kỳ trong chính sách phòng vệ thương mại, ông Daniel Calhoun, Luật sư trưởng, Vụ Thực thi và Tuân thủ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết, về cơ bản thì luật pháp quốc tế về vấn chống bán phá giá, chống trợ cấp và lẩn trốn thuế vẫn được áp dụng như cũ. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng để thực thi chính sách này.

Hiệp định của WTO về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thì không thay đổi, cho dù gần đây, đàm phán Doha đang nỗ lực thay đổi một số nội dung có liên quan tới 3 lĩnh vực nói trên, nhưng chưa đạt được kết quả... 

Để giảm đến mức thấp nhất số lượng các vụ kiện chống bán phá giá, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng: "Các vụ kiện chống bán phá giá thường có thời hạn rất ngắn, các yêu cầu về kỹ thuật lại rất phức tạp, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho các vụ kiện ở nước ngoài, chưa kể đến việc lạ về phong tục tập quán, thiếu sự hỗ trợ của luật sư cùng với rất nhiều yếu tố khác, nên chuẩn bị được sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó". 

Bà Trang khuyến nghị: “Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức để có những hiểu biết nhất định về quy trình kiện, về những thị trường mà mình đang xuất khẩu. Cần chuẩn bị trước về kiến thức, hồ sơ, chứng từ sổ sách sao cho minh bạch, rõ ràng và phù hợp để đến khi cần thì có thể chứng minh được dễ dàng hơn.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến công tác phòng vệ thương mại, kịp thời phòng tránh các tác động của phòng vệ thương mại. Cần chủ động nắm bắt thông tin pháp luật, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra, phối hợp với các bên liên quan trong quá trình theo đuổi các vụ kiện phòng vệ thương mại để chứng minh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp phù hợp với luật pháp thông lệ quốc tế…”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiểu biết của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại vẫn còn hạn chế
Hiểu biết của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại vẫn còn hạn chế

VOV.VN - Có đến 15% doanh nghiệp không biết đến công cụ phòng vệ thương mại, hơn 63% doanh nghiệp có nghe nói nhưng không hiểu sâu.

Hiểu biết của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại vẫn còn hạn chế

Hiểu biết của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại vẫn còn hạn chế

VOV.VN - Có đến 15% doanh nghiệp không biết đến công cụ phòng vệ thương mại, hơn 63% doanh nghiệp có nghe nói nhưng không hiểu sâu.

“Vũ khí” phòng vệ thương mại: Có sao không dùng?
“Vũ khí” phòng vệ thương mại: Có sao không dùng?

VOV.VN - Một điểm hạn chế trong nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là vẫn còn thờ ơ với các biện pháp phòng vệ thương mại.

“Vũ khí” phòng vệ thương mại: Có sao không dùng?

“Vũ khí” phòng vệ thương mại: Có sao không dùng?

VOV.VN - Một điểm hạn chế trong nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là vẫn còn thờ ơ với các biện pháp phòng vệ thương mại.

Vì sao doanh nghiệp không mặn mà với biện pháp phòng vệ thương mại?
Vì sao doanh nghiệp không mặn mà với biện pháp phòng vệ thương mại?

VOV.VN - Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt về phòng vệ thương mại còn khá hạn chế hoặc không đủ năng lực để sử dụng công cụ hữu hiệu này.

Vì sao doanh nghiệp không mặn mà với biện pháp phòng vệ thương mại?

Vì sao doanh nghiệp không mặn mà với biện pháp phòng vệ thương mại?

VOV.VN - Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt về phòng vệ thương mại còn khá hạn chế hoặc không đủ năng lực để sử dụng công cụ hữu hiệu này.

Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại
Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại

VOV.VN - Các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.

Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại

VOV.VN - Các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.