Cho phá sản doanh nghiệp thua lỗ không đủ điều kiện cổ phần hóa

VOV.VN - Những doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện cổ phần hoá phải kiên quyết thực hiện sắp xếp, sáp nhập hoặc phá sản theo quy định.

Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2017 - 2020 bảo đảm hiệu quả và tiến độ theo yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương mới ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc Bộ giai đoạn 2017 - 2020.

Chỉ thị yêu cầu các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước xây dựng kế hoạch, lộ trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020, báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5/2017 theo thẩm quyền hoặc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Công Thương kiên quyết thực hiện sắp xếp, sáp nhập hoặc phá sản các DN không đủ điều kiện CPH. (Ảnh minh họa: KT)
Riêng đối với 4 Tập đoàn phải trình đề án tái cơ cấu (gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam), chỉ thị yêu cầu phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để khẩn trương hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 20/5/2017.

Đáng chú ý, chỉ thị yêu cầu tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa các đơn vị thành viên theo đúng kế hoạch và tiến độ đã được phê duyệt; tuân thủ các quy định hiện hành về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, tồn đọng tài chính kéo dài, không đủ điều kiện thực hiện cổ phần hoá phải kiên quyết thực hiện sắp xếp, sáp nhập hoặc phá sản theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh đó, chỉ thị cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không có hiệu quả, hiệu quả thấp; có cơ chế kiểm soát phù hợp trong việc mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp, tránh lợi ích nhóm, thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

Trong đó xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; xử lý nghiêm lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

​Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá
​Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá

VOV.VN - Dẫn chứng điển hình về doanh nghiệp "ăn nên làm ra" sau cổ phần hoá là Vinamilk, Vinaseed, Petrolimex...

​Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá

​Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá

VOV.VN - Dẫn chứng điển hình về doanh nghiệp "ăn nên làm ra" sau cổ phần hoá là Vinamilk, Vinaseed, Petrolimex...

Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

VOV.VN - Hiện số doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3% nhưng phần vốn Nhà nước bán ra rất thấp, chỉ đạt 8% là một tỉ lệ ngược.

Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

VOV.VN - Hiện số doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3% nhưng phần vốn Nhà nước bán ra rất thấp, chỉ đạt 8% là một tỉ lệ ngược.

Vẫn còn tới 92% vốn Nhà nước chưa được cổ phần hóa
Vẫn còn tới 92% vốn Nhà nước chưa được cổ phần hóa

VOV.VN - Quá trình thoái vốn cổ phần hóa chưa thu hút mạnh mẽ nguồn vốn của tư nhân tham gia vào các lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ.

Vẫn còn tới 92% vốn Nhà nước chưa được cổ phần hóa

Vẫn còn tới 92% vốn Nhà nước chưa được cổ phần hóa

VOV.VN - Quá trình thoái vốn cổ phần hóa chưa thu hút mạnh mẽ nguồn vốn của tư nhân tham gia vào các lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ.