Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn tình trạng “bình mới, rượu cũ“

VOV.VN -Theo PGS Trần Đình Thiên, tiến độ cổ phần hóa DNNN diễn ra chậm và vẫn còn tình trạng "bình mới rượu cũ".

Phát biểu tại Diễn đàn “Quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước trong bổi cảnh toàn cầu hóa” sáng nay (30/11) tại Hà Nội, TS. Nguyễn Văn Khách - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đánh giá, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn còn rất chậm.

Ông Khách cho biết, trong giai đoạn 2011 – 2018, cả nước đã cổ phần hóa được hơn 600 DNNN, tổng giá trị thu về cho ngân sách Nhà nước từ bán vốn Nhà nước thông qua cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước đạt khoảng 200.000 tỷ đồng.

Các DNNN có quy mô lớn, là lực lượng nòng cốt thực hiện những cân đối lớn trong nền kinh tế, song vẫn có nhiều tồn tại, trong đó vẫn chưa phân định rõ giữa chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước, TS. Nguyễn Văn Khách chỉ rõ.

Diễn đàn “Quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa” tại Hà Nội, sáng nay (30/11).

Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cùng một lúc có nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước như Bộ, ngành chủ quản, địa phương, SCIC, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Trong khi đó, việc phối hợp, phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước còn nhiều bất cập.

Cùng chung nhận định này, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, tiến độ cổ phần hóa DNNN diễn ra chậm và vẫn còn tình trạng "bình mới rượu cũ".

Ông Thiên nhấn mạnh: Sau cổ phần hóa, doanh nghiệp đã có cơ cấu vốn mới nhưng đội ngũ lãnh đạo hầu như vẫn là những người cũ.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến tháng 11/2018, mới có 35/526 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại. Đến ngày 18/11/2018 mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp trong khi kế hoạch năm 2018 phải cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp. Về kế hoạch thoái vốn, chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn (kế hoạch năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp).

Sau cổ phần hóa, nhiều DNNN vẫn trong tình trạng "bình mới rượu cũ". (Ảnh minh họa: KT)

Về giải pháp, TS. Nguyễn Văn Khách cho rằng, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập, thay mặt Chính phủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty và các DNNN quy mô lớn quan trọng.

Tuy nhiên, cần phải xây dựng hệ thống quản trị DNNN tiệm cận thông lệ quốc tế cụ thể là các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại của OECD, từng bước áp dụng cho các DNNN đã cổ phần hóa, DNNN nói chung, ông Khách nói.

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao tính minh bạch và năng lực giám sát DNNN. Nhà nước cần xây dựng và công khai hóa chiến lược, chính sách đầu tư tại các DNNN. Minh bạch hoá thông tin hàng năm về đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, danh sách và số lượng doanh nghiệp có vốn nhà nước; mức độ đầu tư, hiệu quả đầu tư; hiệu quả kinh doanh của các DNNN.

Thể chế hóa công tác giám sát, đánh giá DNNN bằng quy định pháp luật. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước, các tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư Nhà nước cả về định tính và định lượng, các tiêu chí đánh giá, giám sát rủi ro tài chính và quản trị doanh nghiệp Nhà nước theo cấp độ công ty mẹ và cả tập đoàn./.

Theo số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, năm 2017, cả nước đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 57 DNNN (gấp 1,03 lần so với 55 DNN cổ phần hóa năm 2016).

Sáu tháng đầu năm 2018, Chính phủ đã phê duyệt tiếp phương án cổ phần hóa 19 DNNN (bằng 86,2% so với cùng kỳ năm 2017), tổng giá trị doanh nghiệp là 40.672.09 tỷ đổng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 23.0847.23 tỷ đồng.

Tổng thu từ cổ phần hóa 6 tháng đầu năm 2018 đạt 28.055.29 tỷ đồng, trong đó thu từ cổ phần hóa 22.457.29 tỷ đồng, thu từ thoái vốn 5.598 tỷ đồng.

Lũy kế đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng (năm 2016 là 30.000 tỷ; năm 2017 là 140.000 tỷ đồng; năm 2018 là 28.000 tỷ đồng)./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hoá DNNN: Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát
Cổ phần hoá DNNN: Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát

VOV.VN -Quản lý khối tài sản lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước của DNNN vẫn thấp, không ít dự án thất thoát, thua lỗ lớn

Cổ phần hoá DNNN: Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát

Cổ phần hoá DNNN: Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát

VOV.VN -Quản lý khối tài sản lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước của DNNN vẫn thấp, không ít dự án thất thoát, thua lỗ lớn

“Chủ nghĩa thành tích” khiến cổ phần hoá DNNN chưa đạt hiệu quả
“Chủ nghĩa thành tích” khiến cổ phần hoá DNNN chưa đạt hiệu quả

VOV.VN - “Chủ nghĩa thành tích” vẫn đang tồn tại phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc cổ phần hóa DNNN không đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.

“Chủ nghĩa thành tích” khiến cổ phần hoá DNNN chưa đạt hiệu quả

“Chủ nghĩa thành tích” khiến cổ phần hoá DNNN chưa đạt hiệu quả

VOV.VN - “Chủ nghĩa thành tích” vẫn đang tồn tại phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc cổ phần hóa DNNN không đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.

Thanh tra Chính phủ bóc mẽ mánh khóe báo cáo tài chính của DNNN
Thanh tra Chính phủ bóc mẽ mánh khóe báo cáo tài chính của DNNN

VOV.VN - Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, DN "bị bệnh" mà không được "chẩn đoán" và "kê đơn thuốc" thì bệnh nặng thêm, phá sản là đương nhiên.

Thanh tra Chính phủ bóc mẽ mánh khóe báo cáo tài chính của DNNN

Thanh tra Chính phủ bóc mẽ mánh khóe báo cáo tài chính của DNNN

VOV.VN - Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, DN "bị bệnh" mà không được "chẩn đoán" và "kê đơn thuốc" thì bệnh nặng thêm, phá sản là đương nhiên.

Cổ phần hóa DNNN: Phải minh bạch và tôn trọng nguyên tắc thị trường
Cổ phần hóa DNNN: Phải minh bạch và tôn trọng nguyên tắc thị trường

VOV.VN - Để khắc phục tình trạng trục lợi qua “vỏ bọc” cổ phần hóa, các chuyên gia cho rằng, cần phải đảm bảo tính minh bạch và tôn trọng nguyên tắc thị trường.

Cổ phần hóa DNNN: Phải minh bạch và tôn trọng nguyên tắc thị trường

Cổ phần hóa DNNN: Phải minh bạch và tôn trọng nguyên tắc thị trường

VOV.VN - Để khắc phục tình trạng trục lợi qua “vỏ bọc” cổ phần hóa, các chuyên gia cho rằng, cần phải đảm bảo tính minh bạch và tôn trọng nguyên tắc thị trường.

Giám sát hiệu quả kinh doanh của DNNN bộc lộ một số tồn tại, hạn chế
Giám sát hiệu quả kinh doanh của DNNN bộc lộ một số tồn tại, hạn chế

VOV.VN - Những bất cập trong cơ chế giám sát hoạt động của DNNN đã tạo ra nhiều lỗ hổng, gây lãng phí, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tài sản nhà nước.

Giám sát hiệu quả kinh doanh của DNNN bộc lộ một số tồn tại, hạn chế

Giám sát hiệu quả kinh doanh của DNNN bộc lộ một số tồn tại, hạn chế

VOV.VN - Những bất cập trong cơ chế giám sát hoạt động của DNNN đã tạo ra nhiều lỗ hổng, gây lãng phí, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tài sản nhà nước.

Đấu giá cổ phiếu DNNN: Cần bán vốn khôn ngoan và có chiến lược
Đấu giá cổ phiếu DNNN: Cần bán vốn khôn ngoan và có chiến lược

VOV.VN - DN thua lỗ, tỷ lệ kiểm soát của nhà nước vẫn còn lớn và thiếu chiến lược bài bản khiến nhiều DNNN chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thất bại.

Đấu giá cổ phiếu DNNN: Cần bán vốn khôn ngoan và có chiến lược

Đấu giá cổ phiếu DNNN: Cần bán vốn khôn ngoan và có chiến lược

VOV.VN - DN thua lỗ, tỷ lệ kiểm soát của nhà nước vẫn còn lớn và thiếu chiến lược bài bản khiến nhiều DNNN chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thất bại.

Nâng cao hiệu quả DNNN: Hãy để thị trường quyết định
Nâng cao hiệu quả DNNN: Hãy để thị trường quyết định

VOV.VN -Hơn 20 năm qua, khoảng 92% tổng số DNNN đã thực hiện cổ phần hóa nhưng mới chỉ có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được thay thế bằng các nguồn vốn khác.

Nâng cao hiệu quả DNNN: Hãy để thị trường quyết định

Nâng cao hiệu quả DNNN: Hãy để thị trường quyết định

VOV.VN -Hơn 20 năm qua, khoảng 92% tổng số DNNN đã thực hiện cổ phần hóa nhưng mới chỉ có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được thay thế bằng các nguồn vốn khác.

Phải đặt DNNN vào điều kiện thị trường thì mới phát triển được
Phải đặt DNNN vào điều kiện thị trường thì mới phát triển được

VOV.VN - Ông Trương Đình Tuyển cho rằng, phải đặt doanh nghiệp nhà nước vào điều kiện thị trường, buộc phải cạnh tranh trên thị trường thì mới phát triển được.

Phải đặt DNNN vào điều kiện thị trường thì mới phát triển được

Phải đặt DNNN vào điều kiện thị trường thì mới phát triển được

VOV.VN - Ông Trương Đình Tuyển cho rằng, phải đặt doanh nghiệp nhà nước vào điều kiện thị trường, buộc phải cạnh tranh trên thị trường thì mới phát triển được.