Doanh nghiệp “sợ” công bố nhãn hiệu của mình bị làm giả

VOV.VN - Doanh nghiệp thiếu hợp tác chống hàng giả và “sợ” công bố có hàng giả nhãn hiệu của mình vì sợ ảnh hưởng uy tín.

Hàng giả gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, thế nhưng chính doanh nghiệp thiếu hợp tác và “sợ” công bố có hàng giả nhãn hiệu của mình vì sợ ảnh hưởng uy tín. Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp và lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả” do Bộ Công Thương tổ chức chiều 26/8 tại Hà Nội.

Hội thảo “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp và lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả”
Theo Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, lực lượng chức năng phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng trên quy mô lớn, không chỉ trên khâu lưu thông mà còn ngay từ doanh nghiệp sản xuất.

Còn theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp bị xâm phạm về nhãn hiệu nhưng lại có tâm lý e ngại về thủ tục hành chính cho nên không làm đơn đề nghị kiểm tra.

Thậm chí, khi cơ quan chức năng kiểm tra và tạm giữ hàng hóa có dấu hiệu nhưng khi liên hệ với doanh nghiệp để hỗ trợ xác nhận hàng thật, hàng giả thì doanh nghiệp không hợp tác vì sợ ảnh hưởng đến uy tín. Điều này khiến cơ quan chức năng khó xử lý vụ việc.

“Đối với công tác chống hàng giả hàng nhái có một số doanh nghiệp quan tâm nhưng không nhiều lắm, tính trên đầu ngón tay mà thôi. Còn tất cả doanh nghiệp khác thì lúc có lúc không. Có những doanh nghiệp còn sợ, không muốn công bố hàng của mình có hàng giả, vì sợ không bán được hàng, ảnh hưởng đến uy tín. Đối với vấn nạn hàng giả này thì cần chung tay của cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan chức năng xử lý từng vấn đề cụ thể”, ông Bảo cho biết.

Theo Cục Quản lý thị trường, hiện nay chưa có cơ chế bảo đảm vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc chủ động phát hiện và phối hợp với các lực lượng thực thi, mới chỉ dừng lại ở việc phối hợp chung chung trên văn bản thỏa thuận với một số hiệp hội, ngành hàng và ở một vài mặt hàng.

Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình để tránh bị làm giả; Nâng cao quản lý để ngăn hàng giả lọt vào hệ thống phân phối. Doanh nghiệp chủ động và được tạo điều kiện tham gia vào quá trình điều tra, xử lý của quản lý thị trường.

“Vấn đề đầu tiên là doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức về chống hàng giả bởi những thiệt hại vô cùng lớn đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần có bộ phận chuyên trách bảo vệ thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về mặt hàng vi phạm, đối tượng vi phạm, cách phân biệt hàng thật giả, các phương thức thủ đoạn. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế cần có hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy hàng giả”, ông Lam khuyến cáo.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, chế tài xử phạt đối với các vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả còn chưa đủ sức răn đe. Thậm chí có những vụ việc bán hàng giả chỉ xử phạt hành chính 4-6 triệu là chưa thỏa đáng, chưa đủ sức ngăn chặn do lợi nhuận bất hợp pháp từ hàng giả mang lại.

Do đó cần nâng chế tài xử phạt, tiếp tục sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”
Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”

VOV.VN - Việc phát hiện và xử lý hàng giả hàng nhái chủ yếu vẫn tập trung vào khâu lưu thông, bán lẻ hàng hóa dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”

Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”

VOV.VN - Việc phát hiện và xử lý hàng giả hàng nhái chủ yếu vẫn tập trung vào khâu lưu thông, bán lẻ hàng hóa dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Người tiêu dùng Việt không chỉ quan tâm đến hàng giá rẻ
Người tiêu dùng Việt không chỉ quan tâm đến hàng giá rẻ

VOV.VN - Người tiêu dùng đang điều chỉnh lại xu hướng chi tiêu và dành nhiều sự quan tâm đến giá trị của sản phẩm hơn là vấn đề giá rẻ.

Người tiêu dùng Việt không chỉ quan tâm đến hàng giá rẻ

Người tiêu dùng Việt không chỉ quan tâm đến hàng giá rẻ

VOV.VN - Người tiêu dùng đang điều chỉnh lại xu hướng chi tiêu và dành nhiều sự quan tâm đến giá trị của sản phẩm hơn là vấn đề giá rẻ.

Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái
Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái

VOV.VN -Theo Vinastas, có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái mà không biết.

Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái

Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái

VOV.VN -Theo Vinastas, có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái mà không biết.