Doanh nghiệp Việt tự tin về nguồn gốc gỗ hợp pháp

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp cho biết đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp pháp cho sản phẩm gỗ xuất khẩu để sản phẩm có giá trị cao hơn.

“Nghe nói về Hiệp định (VPA/FLEGT) có vẻ rất xa xôi, nhưng thực chất nội dung thì không có gì mới vì chúng tôi đã làm đầy đủ từ lâu rồi”, hầu hết các chủ doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến gỗ khu vực phía Nam khi được hỏi đều khẳng định như vậy.

Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) – ông Huỳnh Quang Thanh cho biết, riêng 6 tháng đầu năm nay, Bình Dương chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước, với tốc độ tăng trưởng đạt từ 10-15%/năm. Bình Dương từ lâu đã được coi là một trong những “thủ phủ” lớn nhất cả nước về chế biến, xuất khẩu gỗ.

Chủ tịch BIFA Huỳnh Quang Thanh.
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Bifa ở tỉnh đã được Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương. Kế hoạch đến năm 2019 sẽ hoàn thành phần xây dựng. KCN này tập trung về ngành chế biến gỗ nên rất thuận lợi trong việc tập trung các DN trong chuỗi cung ứng, nâng cao sức cạnh tranh của ngành gỗ xuất khẩu.

Theo ông Thanh, thời gian trước đây, khách hàng ít quan tâm đến nguồn gốc gỗ. Nhưng đến giai đoạn này chuyện giá cả chỉ là một phần, các nhà nhập khẩu của EU, Mỹ, Nhật Bản, Australia đầu tiên quan tâm đến nguồn gốc gỗ từ đâu ra. Nếu gỗ không hợp pháp họ không mua.

Tưởng là khó khăn, nhưng đây lại chính là thuận lợi, bởi sự khắt khe sẽ nâng cao trách nhiệm của DN khi xuất khẩu gỗ sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Ông Trần Văn Thành - Giám đốc công ty TNHH Kiến Phúc.

Ở “thủ phủ” gỗ Bình Dương, các DN đều mua gỗ từ rừng trồng trong nước và nhập khẩu gỗ. “Từng cây gỗ, tấm gỗ xẻ đều được quản lý chặt chẽ, đánh số thứ tự, phân loại chi tiết, lưu hồ sơ. Làm như vậy vừa tiện cho quản lý, vừa là giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp”, ông Thanh cho biết

“Phải đầu tư từ vài triệu, đến vài chục triệu USD làm đồ gỗ xuất khẩu nên chủ DN có thể dễ dàng mua gỗ trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Nếu nói nguồn gốc gỗ ở Bình Dương, tất cả DN đều có hồ sơ giấy tờ đầy đủ theo yêu cầu của VPA/ FLEGT”, Chủ tịch BIFA khẳng định.

Chia sẻ thông tin về VPA, Giám đốc Công ty THNN Phúc Kiến (Đồng Nai) Trần Văn Thành cho biết, bản thân đã được đi tập huấn về những yêu cầu của VPA. Qua tập huấn, DN thấy cần thiết mở rộng thị trường dù EU yêu cầu khắt khe để tự nâng mình lên chứ nếu tự hài lòng với mình thì không vươn xa được.

“DN chúng tôi luôn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp pháp để sản phẩm có giá trị cao hơn khi có khách hàng EU và sẵn sàng chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp của mình”, ông Thành nói.

Nhiều DN còn mơ hồ về Hiệp định

Chủ tịch BIFA - Huỳnh Quang Thanh cho rằng, dù có tới gần 200 hội viên, nhưng sự hiểu biết về Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) chưa nhiều. “Qua những lần hội thảo, không ít chủ DN hiểu “Hiệp định đối tác tự nguyện có thể thực hành hoặc không thực hành. Khoảng 50% hiểu về VPA. Nửa còn lại hiểu mơ hồ. Nhiều hội thảo có mời DN nhưng không cử người đi”, ông Thanh cho hay.

Nguồn gốc gỗ hợp pháp rất quan trọng, tuy nhiên cũng chỉ là một khâu trong toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bởi, DN còn phải tuân thủ rất nhiều quy định khác nữa như thuế, phí, chế độ đối với người lao động; các thủ tục hành chính, hải quan khi xuất khẩu…

Gỗ xẻ được đánh số quản lý nguồn gốc tại doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, nước ta có trên 4.000 DN ngành gỗ, 340 làng nghề, sử dụng hàng triệu lao động với năng lực chế biến xuất khẩu lên tới 25 triệu mét khối gỗ mỗi năm.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, thị trường EU khá “khó tính” với những chỉ số kỹ thuật hàng hóa khắt khe, hầu hết theo tiêu chuẩn Euro 3. Tuy nhiên, còn không ít DN gỗ (nhất là khu vực miền Bắc) nắm không rõ về các quy định quốc tế. Lý do là các DN gỗ miền Bắc xuất khẩu sang EU khá ít, chỉ khoảng 5-7 DN.

Khi thực thi hiệp định VPA/FLEGT sẽ thúc đẩy tăng kim ngạch thương mại gỗ giữa Việt Nam và EU lên 2 tỉ USD/năm, gấp gần 3 lần hiện nay. Các DN còn rất nhiều cơ hội để chiếm lĩnh thị phần EU, bởi theo thống kê, khu vực này tiêu thụ khoảng 90 tỉ USD/năm cho gỗ và các sản phẩm gỗ.

Ông Quyền cho rằng, để tận dụng tốt cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào EU, DN Việt Nam cần không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, tự hoàn thiện mình hơn nữa về tất cả các khâu của chuỗi cung ứng. Nếu các DN không thay đổi tâm lý “nước đến chân mới nhảy”, chắc chắn sẽ phải chịu thiệt thòi.

Còn ông Huỳnh Quang Thanh đề xuất, trước khi VPA/ FLEGT có hiệu lực chính thức, nên “làm nháp”, để các DN thích nghi, hoàn thiện từng khâu còn yếu trong chuỗi cung ứng mặt hàng gỗ xuất khẩu sang EU”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cây gỗ trắc đỏ ở Gia Lai được bán với giá 600 triệu đồng
Cây gỗ trắc đỏ ở Gia Lai được bán với giá 600 triệu đồng

VOV.VN - Ông Rơ Châm Pyp, ở làng Dun De, xã Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã quyết định bán cây trắc đỏ quý hiếm với giá 600 triệu đồng.

Cây gỗ trắc đỏ ở Gia Lai được bán với giá 600 triệu đồng

Cây gỗ trắc đỏ ở Gia Lai được bán với giá 600 triệu đồng

VOV.VN - Ông Rơ Châm Pyp, ở làng Dun De, xã Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã quyết định bán cây trắc đỏ quý hiếm với giá 600 triệu đồng.

Chiêm ngưỡng đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt
Chiêm ngưỡng đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt

Đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt được làm từ những loại gỗ quý hiếm như: đinh, lim, sưa đỏ, gỗ trắc... với giá siêu đắt đỏ.

Chiêm ngưỡng đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt

Chiêm ngưỡng đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt

Đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt được làm từ những loại gỗ quý hiếm như: đinh, lim, sưa đỏ, gỗ trắc... với giá siêu đắt đỏ.

Cận cảnh tấm phản gỗ mun hoa trị giá 1,6 tỷ đồng tại Hà Nội
Cận cảnh tấm phản gỗ mun hoa trị giá 1,6 tỷ đồng tại Hà Nội

VOV.VN - Với kích thước dài 7,2, rộng2,2m, dày 30 cm, tấm phản gỗ mun hoa này được chủ nhân rao bán với giá lên tới 1,6 tỷ đồng.

Cận cảnh tấm phản gỗ mun hoa trị giá 1,6 tỷ đồng tại Hà Nội

Cận cảnh tấm phản gỗ mun hoa trị giá 1,6 tỷ đồng tại Hà Nội

VOV.VN - Với kích thước dài 7,2, rộng2,2m, dày 30 cm, tấm phản gỗ mun hoa này được chủ nhân rao bán với giá lên tới 1,6 tỷ đồng.