Chữa “bệnh” cho doanh nghiệp Nhà nước:

Đột phá đổi mới quản trị DNNN để tránh “bình mới rượu cũ”

VOV.VN-Cần có đột phá trong đổi mới quản trị DNNN để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng sau tái cơ cấu lại là“bình mới rượu cũ".

Đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước từ nay đến năm 2020 đứng trước nhiều thách thức vì có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, thậm chí không ít doanh nghiệp thua lỗ lâu năm, quản trị yếu kém… đòi hỏi cần có những đột phá trong sắp xếp, cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.

Giảm tỷ lệ nắm giữ vốn Nhà nước

Trải qua nhiều đợt sắp xếp, đổi mới DNNN, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ đã giảm đi. Với doanh nghiệp cổ phần hóa, giảm tỷ lệ vốn nhà nước đến mức nào là điều được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bởi khi tỷ lệ nắm giữ vốn của nhà nước còn nhiều, chẳng khác nào “bình mới rượu cũ”, cổ phần hóa rồi vẫn không thay đổi quản trị doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO - thuộc Tổng công ty Thép VN) đầu tư mở rộng ngốn số vốn hơn 8.000 tỷ đồng. Nhưng sau gần 10 năm loay hoay, nhà máy vẫn chỉ là... đống sắt nằm im. (ảnh minh họa: KT)

Bổ nhiệm người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại DN dễ xảy ra tiêu cực bổ nhiệm người nhà, người thân như nhiều vụ bổ nhiệm cán bộ gây bức xúc dư luận thời gian qua ở Sabeco, PVC… HĐQT của các DNNN đã cổ phần hóa mà Nhà nước nắm quyền chi phối chủ yếu là công chức có quyền, lợi ích gắn với bộ máy điều hành hoặc kiêm nhiệm các vị trí điều hành sẽ không đảm bảo được tính độc lập, khách quan và bảo đảm lợi ích cổ đông.

Ông Phan Đăng Tuất, Phó Trưởng ban thường trực Ban đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương cho biết, có những trường hợp tỷ lệ nắm giữ vốn của nhà nước sau cổ phần hóa còn rất lớn, thậm chí đến 80%, các nhà đầu tư không sẵn lòng ném thêm vốn vào doanh nghiệp mà họ không được kiểm soát. “Đa số nhà đầu tư mà chúng tôi hỏi thì cho rằng nếu trên 51% thì sẽ mua, dưới là không thích, vì ném tiền vào mà không biết doanh nghiệp tiêu gì. Do đó cần nới rộng ra, loại doanh nghiệp mà Chính phủ không cần, thì hạ thấp xuống đi thì mới cổ phần hóa tốt hơn”, ông Tuất nhấn mạnh.

Rõ ràng phải giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước xuống mức ngang bằng hoặc thấp hơn các nhà đầu tư chiến lược khác mới thu hút các nhà đầu tư lớn nhằm thay đổi quản trị doanh nghiệp. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, khi đó, các nhà đầu tư mới có quyền bình đẳng trong điều hành doanh nghiệp, chiến lược phát triển đầu tư kinh doanh, cũng như chọn ra người quản lý chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị thay vì phụ thuộc vào tỷ lệ vốn nhà nước như trước đây.

Còn với những doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 100%, cần thiết kế lại quy chế về quản trị doanh nghiệp; làm rõ vai trò chủ sở hữu với quyền quyết định kinh doanh. Cần phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với người đứng đầu DNNN.

Có như vậy mới tránh được tình trạng lạm quyền, ký kết đầu tư các dự án nghìn tỷ rồi làm ăn thua lỗ, “đắp chiếu”, để lại hậu quả nghiêm trọng với khối nợ cả chục nghìn tỷ như hàng loạt dự án yếu kém của ngành Công Thương thời gian qua.

“Cần phải làm rõ trách nhiệm giải trình, chịu sự giám sát nghiêm ngặt để tránh lạm quyền, tư lợi như ký các hợp đồng có lợi cho doanh nghiệp khác hoặc lợi ích nhóm. Phải làm cho quản trị của DNNN thực sự hiện đại, công khai, minh bạch. Lợi nhuận phải đem lại cho doanh nghiệp chứ không phải cho một vài cá nhân”, ông Doanh kiến nghị.

Bịt “lỗ hổng” trong cổ phần hóa DNNN

Quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2017 đang được đẩy nhanh, với nhiều cơ chế chính sách được tháo gỡ. Nhưng cũng trong lúc này, nếu không thận trọng sẽ có những kẽ hở dễ bị lợi ích nhóm lợi dụng, thiệt hại tài sản nhà nước.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết dự thảo Nghị định về chuyển DNNN thành công ty cổ phần đưa ra nhiều quy định để khắc phục những bất cập trong quá trình cổ phần hóa. Đáng chú ý là có chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến lược đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, cũng như quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi vi phạm các cam kết của nhà đầu tư chiến lược, tránh thất thoát vốn Nhà nước.

Ông Tiến cho biết thêm, sẽ bổ sung quy định về xử lý đất đai đối với các doanh nghiệp quản lý nhiều “đất vàng” sử dụng không đúng mục đích ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp lợi dụng tiếp tục nắm giữ, “ôm” lại toàn bộ diện tích đất đang quản lý dù chưa phù hợp mục đích sử dụng và quy hoạch. “Chính sách bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa cũng dược quy định rõ ràng hơn, công khai hơn, chặt chẽ hơn vừa đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận cổ phiếu cũng như tránh tình trạng lợi dụng kẽ hở để thu hết cổ phiếu vào tay một số cá nhân”, ông Tiến khẳng định.

Với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, phải thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán để minh bạch được tình hình tài chính và  có cơ chế giám sát hiệu quả việc quản tri và hoạt động của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), cho rằng, “Phải đẩy mạnh niêm yết chứng khoán, minh bạch thông tin. Đẩy giá lên theo đúng gia thị trường. Sau khi niêm yết, minh bạch thông tin thì tổ chức đấu giá công khai cho các nhà đầu tư tham gia. Hạn chế việc rút bán thỏa thuận, Nhà nước dễ thất thu tài sản”.

Sắp xếp, cổ phần hóa DNNN một mặt phải đẩy nhanh tiến độ, nhưng mặt khác cũng phải gắn với đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà nước. Bởi vậy, theo ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cần nghiên cứu quy định nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong việc xác định giá trị vốn, tài sản nhà nước tại DN để cổ phần hóa, thoái vốn. “Cần bổ sung tiêu chí gắn với trách nhiệm và chế tài bảo đảm thực hiện cam kết đối với cổ đông chiến lược; Yêu cầu DNNN cổ phần hóa phải niêm yết trong thời hạn 1 năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu. Bên cạnh đó cần có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp”, ông Dũng nhấn mạnh.

Quá trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN đang đi đến giai đoạn quan trọng, không chỉ thu hẹp quy mô, phạm vi DNNN mà còn phải nâng cao hiệu quả hoạt động để DNNN thực hiện tốt vai trò của mình. Vấn đề đặt ra tiếp theo là cần phải có mô hình quản lý vốn nhà nước phù hợp để thay đổi căn bản về quản lý nhà nước đổi với vốn nhà nước tại doanh nghiệp, là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thúc đẩy có kết quả tiến trình sắp xếp, cổ phần hoá DNNN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF: Việt Nam cần minh bạch khoản thu từ cổ phần hóa DNNN
IMF: Việt Nam cần minh bạch khoản thu từ cổ phần hóa DNNN

VOV.VN -Theo ông John Nelmes, trưởng đoàn IMF công tác tại Việt Nam, Việt Nam cần minh bạch các khoản thu từ cổ phần hóa và việc sử dụng khoản thu đó.

IMF: Việt Nam cần minh bạch khoản thu từ cổ phần hóa DNNN

IMF: Việt Nam cần minh bạch khoản thu từ cổ phần hóa DNNN

VOV.VN -Theo ông John Nelmes, trưởng đoàn IMF công tác tại Việt Nam, Việt Nam cần minh bạch các khoản thu từ cổ phần hóa và việc sử dụng khoản thu đó.

Bộ trưởng Tài chính: Cổ phần hóa DNNN cần thực chất hơn
Bộ trưởng Tài chính: Cổ phần hóa DNNN cần thực chất hơn

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, giai đoạn 2016 – 2020 cần thực chất hơn quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN.

Bộ trưởng Tài chính: Cổ phần hóa DNNN cần thực chất hơn

Bộ trưởng Tài chính: Cổ phần hóa DNNN cần thực chất hơn

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, giai đoạn 2016 – 2020 cần thực chất hơn quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN.

Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn
Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn

VOV.VN - Nhiều DNNN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hoạt động chưa thực sự hiệu quả, nhưng vẫn được "bơm” vốn đều đặn dẫn đến những hệ lụy về môi trường.

Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn

Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn

VOV.VN - Nhiều DNNN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hoạt động chưa thực sự hiệu quả, nhưng vẫn được "bơm” vốn đều đặn dẫn đến những hệ lụy về môi trường.

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn
Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

VOV.VN -Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia kiến nghị cần có những biện pháp để tránh “lợi ích nhóm” lợi dụng làm thất thoát vốn của nhà nước.

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

VOV.VN -Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia kiến nghị cần có những biện pháp để tránh “lợi ích nhóm” lợi dụng làm thất thoát vốn của nhà nước.

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư
Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

VOV.VN -Theo TS. Trần Du Lịch, dùng vốn thoái được để làm vốn "mồi" kêu gọi tư nhân đầu tư vào hạ tầng như cảng, đường sá, hệ thống giao thông… 

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

VOV.VN -Theo TS. Trần Du Lịch, dùng vốn thoái được để làm vốn "mồi" kêu gọi tư nhân đầu tư vào hạ tầng như cảng, đường sá, hệ thống giao thông… 

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?
Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

VOV.VN - VAFI đề xuất 2 giải pháp để các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải niêm yết chứng khoán tạo điều kiện tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa.

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

VOV.VN - VAFI đề xuất 2 giải pháp để các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải niêm yết chứng khoán tạo điều kiện tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa.

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định
Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KHĐT tiếp tục theo dõi, báo cáo và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KHĐT tiếp tục theo dõi, báo cáo và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.