Góp đất trồng cao su - hướng liên kết làm kinh tế mới

VOV.VN - Với trên 6.000 ha cao su đến đầu tháng 7 này cho thu hoạch sẽ tạo ra thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 2.500 công nhân.

Sau 9 năm đưa cây cao su vào trồng với bao khó khăn, nhưng Công ty cao su Sơn La đã vượt qua để đến hôm nay có vườn cao su trên 6.000 ha bắt đầu tháng 7 năm nay cho thu hoạch. Điểm đáng nói là hơn 2.500 nông dân trên địa bàn các huyện đã trở thành công nhân, được hưởng các quyền lợi của người công nhân và đặc biệt là được tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ

Vườn cao su trên 6.000 ha của Công ty CP cao su Sơn La sẽ bắt đầu cho thu hoạch vào tháng 7 năm nay.
Năm 2009, anh Lò Văn Đôi, bản Bó, xã Bó Mười, huyện Thuận Châu đã góp gần 1 ha đất vào trồng cây cao su. Gia đình còn gần 2 ha đất nữa nhưng không thuộc diện quy hoạch trồng cao su nên vẫn sản xuất nông nghiệp. Với diện tích đất góp này anh đã được nhận vào làm công nhân của công ty.

Từ một nông dân chỉ quen với ruộng đồng, nay làm công nhân, anh tham gia mọi hoạt động của công ty, từ sản xuất tại các tổ đội, anh được phân công làm nhân viên bảo vệ vườn cây. Lương mỗi tháng gần 4 triệu đồng, cùng với 2 ha đất sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ trồng ngô, lúa, mỗi năm cũng thêm vài chục triệu đồng, cuộc sống cơ bản ổn định. Hiện cao su tại diện tích đất góp của gia đình chuẩn bị khai thác cạo mủ.

“Bản thân nghĩ và theo thực tế khi cao su cho thu mủ thì công nhân và bà con sẽ có việc làm nhiều hơn, mủ mà có giá thu nhập sẽ tốt hơn”, anh Đôi chia sẻ.

Công ty cổ phần cao su Sơn La hiện đang quản lý trên 6.000 ha cây cao su tại 6 huyện, 12 xã, hơn 100 bản của tỉnh Sơn La. Để người dân thực sự yên tâm và gắn bó với vườn cao su, Công ty cao su Sơn La đã rà soát và đánh giá, so sánh thực tế thu nhập của người dân trước và sau khi góp đất trồng cao su.

Qua tính toán thực tế cho thấy, nếu trồng ngô, loại cây nông nghiệp cho thu nhập cao nhất của người dân hiện nay, tổng thu nhập trong 30 năm là 260 triệu đồng. Nhưng khi trồng cây cao su, từ lương hàng tháng, đến cổ tức nhận được sau khi cao su cho mủ thì tổng thu nhập sẽ hơn gấp 3 lần. Ngoài ra, người công nhân còn được hưởng mọi chế độ theo quy định của Nhà nước, từ ốm đau, thai sản đến trợ cấp khó khăn…

Ông Võ Nhật Duy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cao su Sơn La cho biết, nếu không có sự đồng tỉnh ủng hộ của người dân, chắc chắn không bao giờ có được diện tích cao su rộng lớn và phát triển như hiện nay. Mặc dù trong vài năm gần đây, khi cây cao su khép tán, việc làm của công nhân không được thường xuyên, đời sống của nhiều hộ công nhân không tránh khỏi những khó khăn. Song với sự đoàn kết, quyết tâm cao, đa số công nhân đã khắc phục vượt khó khăn để bảo vệ và phát triển vườn cao su. 

Ông Duy cho biết thêm, đến tháng 7 này, khi cao su cho cạo mủ, thì công nhân sẽ bắt đầu có thêm việc làm, chắc chắn sẽ cho thu nhập ổn định hơn. Công ty hiện có trên 3.200 lao động, trong đó có trên 2.500 là công nhân ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Công ty đã đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ hàng tháng cho trên 2.500 lao động, nhiều trường hợp lao động khó khăn về kinh tế, công ty cho ứng trước lương để đóng bảo hiểm kịp thời.

“Công ty đánh giá cao sự cố gắng của bà con đã vượt qua những khó khăn về vật chất và tinh thần trong thời gian vừa qua. Với trên 6.000 ha cao su đang phát triển tốt, sắp bước vào thu hoạch đã tạo ra niềm tin lớn cho công ty và người dân. Tính toán trên cơ sở thực tế từ những khoản thu nhập chỉ tính trên phần cứng cùng 10% sản phẩm, công ty tin chắc cuộc sống bà con ngày càng tốt lên”, ông Duy cho biết.

Thời gian khai thác mủ cao su đang cận kề, trên 6.000 ha cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La đang phát triển xanh tốt là một trong những tiền đề để người dân vùng cao Sơn La cùng đoàn kết vượt qua khó khăn, hướng tới tương lai bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ban chỉ đạo phát triển cây cao su Sơn La đối thoại với nông dân
Ban chỉ đạo phát triển cây cao su Sơn La đối thoại với nông dân

VOV.VN - Gần đây, Công ty cổ phần cao su Sơn La chặt bỏ 70 ha cao su đã trồng được 6 đến 7 năm tại huyện Mường La và Thuận Châu, gây hoang mang dư luận.

Ban chỉ đạo phát triển cây cao su Sơn La đối thoại với nông dân

Ban chỉ đạo phát triển cây cao su Sơn La đối thoại với nông dân

VOV.VN - Gần đây, Công ty cổ phần cao su Sơn La chặt bỏ 70 ha cao su đã trồng được 6 đến 7 năm tại huyện Mường La và Thuận Châu, gây hoang mang dư luận.

Sự việc chặt cây cao su ở Sơn La: Các hộ có đất vẫn được chia cổ tức
Sự việc chặt cây cao su ở Sơn La: Các hộ có đất vẫn được chia cổ tức

VOV.VN -Công ty cổ phần cao su Sơn La khẳng định, các hộ có đất vẫn được chia cổ tức tính từ ngày góp đất, kể cả cây bị sâu bệnh hư hại.

Sự việc chặt cây cao su ở Sơn La: Các hộ có đất vẫn được chia cổ tức

Sự việc chặt cây cao su ở Sơn La: Các hộ có đất vẫn được chia cổ tức

VOV.VN -Công ty cổ phần cao su Sơn La khẳng định, các hộ có đất vẫn được chia cổ tức tính từ ngày góp đất, kể cả cây bị sâu bệnh hư hại.

Giá xuống đáy, lãi suất cao, nhiều nhà vườn chặt bỏ cây cao su
Giá xuống đáy, lãi suất cao, nhiều nhà vườn chặt bỏ cây cao su

VOV.VN -Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp trồng cao su khó khăn, giá xuống đáy trong khi lãi suất tăng cao, khả năng thua lỗ lớn, nhà vườn chặt bỏ cao su.

Giá xuống đáy, lãi suất cao, nhiều nhà vườn chặt bỏ cây cao su

Giá xuống đáy, lãi suất cao, nhiều nhà vườn chặt bỏ cây cao su

VOV.VN -Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp trồng cao su khó khăn, giá xuống đáy trong khi lãi suất tăng cao, khả năng thua lỗ lớn, nhà vườn chặt bỏ cao su.