Grab mua lại Uber vi phạm 2 quy định của Luật Cạnh tranh

VOV.VN - Việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm 2 hành vi được quy định tại Điều 20 và Điều 18 Luật Cạnh tranh.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD – Bộ Công Thương)  cho biết, ngày 18/11 vừa qua đã kết thúc quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam (vụ việc cạnh tranh).

Đến ngày 30/11, Cục trưởng Cục CT&BVNTD đã ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 9, Điều 76 Luật Cạnh tranh.

Căn cứ kết quả xác minh các tình tiết, chứng cứ của vụ việc trong quá trình điều tra, Cục CT&BVNTD đã xác định vụ việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm 2 hành vi bao gồm: Không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh.

Việc xử lý vụ việc cạnh tranh của Grab được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 5, Mục 6, Chương V Luật Cạnh tranh. (Ảnh minh họa: KT)
Hiện nay, Cục CT&BVNTD đã hoàn tất việc chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng Cạnh tranh để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Việc xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 5, Mục 6, Chương V Luật Cạnh tranh. Theo đó, sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh sẽ quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể sẽ ra một trong các quyết định, gồm: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung (trong 60 ngày); Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh và mở phiên điều trần để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Ngày 26/3/2018, Công ty TNHH GrabTaxi (Grab) đã công bố thông tin về việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

 Cụ thể, Grab sẽ tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe (ridesharing) và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á vào hệ thống vận tải đa phương tiện và nền tảng công nghệ của Grab. Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab.

Ngay sau đó, ngày 27/3, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD – Bộ Công Thương) đã gửi Công văn số 190/CT-TKT đề nghị Công ty TNHH GrabTaxi (GrabTaxi) cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua lại nêu trên.

Văn bản của Grab trả lời Cục CT&BVNTD ngày 5/4 cho rằng, thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam được xác định thấp hơn 30%. Do đó, Grab hiểu rằng các bên tham gia giao dịch không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất giao dịch tại Việt Nam.

Sau đó, ngày 16/5, Cục CT&BVNTD đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-CT về việc điều tra sơ bộ hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế giữa Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam liên quan đến vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%. Như vậy, vụ việc này có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế quy định tại Mục 3 Chương II Luật Cạnh tranh 2004.

Đến ngày 18/5, Cục CT&BVNTD đã ra Quyết định điều tra chính thức vụ việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật cạnh tranh. Thời hạn điều tra chính thức là 180 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra chính thức; trường hợp cần thiết, có thể gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 60 ngày./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương vụ Grab mua lại Uber: Quản lý lúng túng khi thiếu kỹ năng
Thương vụ Grab mua lại Uber: Quản lý lúng túng khi thiếu kỹ năng

VOV.VN - Chuyên gia bày tỏ quan điểm về việc Công ty Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Thương vụ Grab mua lại Uber: Quản lý lúng túng khi thiếu kỹ năng

Thương vụ Grab mua lại Uber: Quản lý lúng túng khi thiếu kỹ năng

VOV.VN - Chuyên gia bày tỏ quan điểm về việc Công ty Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Bộ Công Thương điều tra sơ bộ thương vụ Grab mua Uber
Bộ Công Thương điều tra sơ bộ thương vụ Grab mua Uber

VOV.VN -Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương quyết định điều tra sơ bộ việc Grab mua các hoạt động của Uber tại Việt Nam.

Bộ Công Thương điều tra sơ bộ thương vụ Grab mua Uber

Bộ Công Thương điều tra sơ bộ thương vụ Grab mua Uber

VOV.VN -Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương quyết định điều tra sơ bộ việc Grab mua các hoạt động của Uber tại Việt Nam.

Bộ Công Thương điều tra chính thức vụ Grab mua Uber Việt Nam
Bộ Công Thương điều tra chính thức vụ Grab mua Uber Việt Nam

VOV.VN - Sau khi kết thúc điều tra chính thức, Cục CT&BVNTD sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh tiến hành xử lý theo quy định.

Bộ Công Thương điều tra chính thức vụ Grab mua Uber Việt Nam

Bộ Công Thương điều tra chính thức vụ Grab mua Uber Việt Nam

VOV.VN - Sau khi kết thúc điều tra chính thức, Cục CT&BVNTD sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh tiến hành xử lý theo quy định.

Vụ Grab mua Uber Việt Nam: Nếu phạm luật, số tiền phạt sẽ rất lớn
Vụ Grab mua Uber Việt Nam: Nếu phạm luật, số tiền phạt sẽ rất lớn

VOV.VN -  Doanh nghiệp có thể bị xử phạt hoặc chịu biện pháp xử lý bổ sung, chia tách lại hoặc bán lại phần các doanh nghiệp đã sáp nhập.

Vụ Grab mua Uber Việt Nam: Nếu phạm luật, số tiền phạt sẽ rất lớn

Vụ Grab mua Uber Việt Nam: Nếu phạm luật, số tiền phạt sẽ rất lớn

VOV.VN -  Doanh nghiệp có thể bị xử phạt hoặc chịu biện pháp xử lý bổ sung, chia tách lại hoặc bán lại phần các doanh nghiệp đã sáp nhập.