Hàng Việt khó vào chuỗi cung ứng toàn cầu vì chưa chuẩn quốc tế

VOV.VN - Việc thiếu hụt kiến thức về các quy chuẩn quốc tế là một rào cản lớn để doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Tỷ lệ cung ứng mới chỉ đạt 33,2%, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Lý giải về thực tế này, một chuyên gia nước ngoài cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù đang sở hữu từ công nghệ, năng lực quản trị cho đến toàn bộ chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh… nhưng chưa phù hợp với “sân chơi” toàn cầu.

Nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn khó khăn khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu,
Mặc dù nhận thấy nhiều doanh nghiệp đã có sự đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất, mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay, nhưng ông Mike Dickinson - Cố vấn cấp cao của Chương trình thí điểm phát triển nhà cung cấp (SDP) của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho biết, việc thiếu hụt kiến thức về các quy chuẩn quốc tế cũng là một rào cản lớn để có thể giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận chuỗi cung ứng.

“Các nhà cung ứng của Việt Nam thiếu hụt kiến thức về tiêu chuẩn quốc tế nên khi tham gia sân chơi này thực sự là một khó khăn”, ông Mike Dickinson nhận xét.  

Thừa nhận những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp FDI thường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp và tiến độ giao hàng, trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được.

Theo ông Quang, hiện đang tồn tại mâu thuẫn, đó là khi doanh nghiệp FDI muốn đặt hàng, họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh được năng lực, phải có công nghệ hiện đại có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, thậm chí phải có các chứng chỉ về quản lý môi trường, về trách nhiệm xã hội…

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ lại muốn có đơn hàng chắc chắn, có đầu ra được đảm bảo thì mới dám vay vốn, mới dám đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, tuyển dụng nhân lực trình độ cao. Đây là mâu thuẫn khiến cho các doanh nghiệp Việt khó có thể tham gia chuỗi cung ứng như kỳ vọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp phụ trợ: Không phát triển, cơ hội sẽ vào doanh nghiệp FDI
Công nghiệp phụ trợ: Không phát triển, cơ hội sẽ vào doanh nghiệp FDI

VOV.VN -Đầu tư của Nhà nước cho công nghệ phụ trợ còn hạn chế, việc ưu đãi, thu hút đầu tư vào công nghệ phụ trợ hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn.

Công nghiệp phụ trợ: Không phát triển, cơ hội sẽ vào doanh nghiệp FDI

Công nghiệp phụ trợ: Không phát triển, cơ hội sẽ vào doanh nghiệp FDI

VOV.VN -Đầu tư của Nhà nước cho công nghệ phụ trợ còn hạn chế, việc ưu đãi, thu hút đầu tư vào công nghệ phụ trợ hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn.

Thủ tướng: Ninh Bình cần phát triển công nghiệp phụ trợ chất lượng cao
Thủ tướng: Ninh Bình cần phát triển công nghiệp phụ trợ chất lượng cao

VOV.VN - Thủ tướng cho rằng, Ninh Bình cần phát triển mạnh mẽ công nghiệp phụ trợ chất lượng cao, công nghiệp không ô nhiễm và làng nghề truyền thống.

Thủ tướng: Ninh Bình cần phát triển công nghiệp phụ trợ chất lượng cao

Thủ tướng: Ninh Bình cần phát triển công nghiệp phụ trợ chất lượng cao

VOV.VN - Thủ tướng cho rằng, Ninh Bình cần phát triển mạnh mẽ công nghiệp phụ trợ chất lượng cao, công nghiệp không ô nhiễm và làng nghề truyền thống.

Doanh nghiệp Thái quan tâm đầu tư vào công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam
Doanh nghiệp Thái quan tâm đầu tư vào công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

VOV.VN -Phó Tổng thư ký Uỷ ban Đầu tư Thái Lan: Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng lớn với sự thuận lợi về địa lý và nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao.

Doanh nghiệp Thái quan tâm đầu tư vào công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Doanh nghiệp Thái quan tâm đầu tư vào công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

VOV.VN -Phó Tổng thư ký Uỷ ban Đầu tư Thái Lan: Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng lớn với sự thuận lợi về địa lý và nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao.