Vì sao người trẻ ngại kết hôn hoặc không muốn kết hôn?

VOV.VN - Kết hôn muộn đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Giới trẻ ngại kết hôn hoặc không muốn kết hôn giờ đã không còn là hiện tượng cá biệt, mà đang dần trở thành xu hướng, trở thành vấn đề đáng lo ngại của xã hội.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Phó trưởng Bộ môn Dân số và Sức khoẻ sinh sản, Đại học Y Hà Nội, có nhiều lý do dẫn đến xu hướng kết hôn muộn ở Việt Nam mà một trong những nguyên nhân chính là sự thay đổi về quan niệm và giá trị sống ở giới trẻ. Nhiều người trẻ đã quyết định trì hoãn việc kết hôn để tập trung phát triển sự nghiệp, tận hưởng quãng thời gian "vô lo", "không ràng buộc".

"Xu hướng này thể hiện phần nào vị thế của phụ nữ trong xã hội hiện nay đã được nâng lên rất nhiều và có vẻ như các bạn trẻ muốn chuẩn bị kỹ càng hơn trước khi kết hôn. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến những hệ luỵ lâu dài nếu xu hướng này kéo dài", PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh nêu thực tế.

Theo Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, TP. Hồ Chí Minh không chỉ nằm trong nhóm 21 tỉnh, thành phố có tỉ lệ sinh thấp nhất mà còn là địa phương có độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 29,8 tuổi, cao hơn gần 3 tuổi so với số liệu chung của Việt Nam (26,9 tuổi).

Số liệu này cũng cho thấy, người trẻ ngày càng không mặn mà với hôn nhân. Cụ thể: năm 1989, độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới từ 24,4 và nữ là 23,2 đã tăng lên 29 tuổi với nam và 24,1 đối với nữ vào năm 2022. Tỷ lệ kết hôn cũng giảm, năm 1989, tỷ lệ người trong độ tuổi 20-24 đã kết hôn là 37,6% (nam), 57,5% (nữ) thì đến năm 2019 chỉ còn 19,6% và 44,3%.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Theo đó, các địa phương cần phát triển các câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, sớm sinh con, không kết hôn muộn, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi... Ngoài ra, chính quyền các địa phương cũng cần nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con. Các đoàn thể tham gia hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình…

Người trẻ vẫn thường nói vui rằng: "Ế là một xu thế". Song, trên thực tế, đây là thực trạng xã hội không thể thờ ơ. Nhìn ở góc độ tích cực, theo PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh, điều này cũng phần nào đó khẳng định phụ nữ bây giờ rất giỏi giang, có vị thế trong gia đình và xã hội, nữ quyền được nâng cao. Bên cạnh đó, từ khi sinh ra, con cái (cả nam và nữ) đều được bố mẹ nuôi dưỡng và đầu tư cho giáo dục nhiều, công phu, tốn kém… Khi trưởng thành, giới trẻ tập trung đầu tư cho sự nghiệp, chăm sóc bản thân, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao và họ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ trong chính gia đình ruột thịt của mình, nhu cầu kết hôn vì thế cũng không còn nhiều thôi thúc. Cùng với đó là nỗi lo mất tự do trong hôn nhân và không muốn sống chung với gia đình chồng/vợ cũng những trách nhiệm sẽ phải gánh vác khi lập gia đình...

Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh, xét dưới góc nhìn y học thì việc kết hôn muộn, sinh ít con, thậm chí không kết hôn và sinh con sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: chất lượng dân số có thể giảm do con dễ bị dị tật, phụ nữ khó thụ thai hơn độ tuổi 20-29, tình trạng dân số già...

"Còn dưới góc độ xã hội thì điều này sẽ tác động trực tiếp tới cấu trúc gia đình, văn hóa gia đình truyền thống bị phá vỡ, xung đột thế hệ, mâu thuẫn gia đình do con cái không muốn kết hôn và sinh con, gây tổn thương về tinh thần cho nhiều bậc cha mẹ; thiếu hụt nguồn lao động và không đáp ứng chất lượng lao động, thiếu thế hệ nối tiếp...". PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh phân tích.

Kết hôn sớm hay muộn không còn là câu chuyện của cá nhân nữa mà xét về vĩ mô, điều này gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống xã hội nói chung. Có lẽ chúng ta sẽ phải cần nhiều hơn nữa những khảo sát đặc thù để đi tìm lời giải cho nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra những điều chỉnh giải pháp phù hợp, có cơ sở khoa học.

Người trẻ sẽ sẵn sàng kết hôn và sinh con khi họ thực sự cảm thấy đã đủ vững vàng để đối mặt với hôn nhân. Và đó mới chính là điều quan trọng, là đích đến của một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mẹ chồng đay nghiến vì tôi “sống thử” trước khi kết hôn
Mẹ chồng đay nghiến vì tôi “sống thử” trước khi kết hôn

VOV.VN - Tôi không giữ được bản thân nên đã trót có bầu. Khi chồng tôi dẫn về ra mắt bố mẹ anh ấy, mẹ chồng coi thường tôi ra mặt, mỉa mai rằng tôi dễ dãi như thế liệu có chung thủy với con của bà cả đời hay không.

Mẹ chồng đay nghiến vì tôi “sống thử” trước khi kết hôn

Mẹ chồng đay nghiến vì tôi “sống thử” trước khi kết hôn

VOV.VN - Tôi không giữ được bản thân nên đã trót có bầu. Khi chồng tôi dẫn về ra mắt bố mẹ anh ấy, mẹ chồng coi thường tôi ra mặt, mỉa mai rằng tôi dễ dãi như thế liệu có chung thủy với con của bà cả đời hay không.

Gia đình phản đối vì bạn gái hơn tuổi và đã từng kết hôn
Gia đình phản đối vì bạn gái hơn tuổi và đã từng kết hôn

VOV.VN - Bạn gái rất tốt, nhưng chỉ vì cô ấy hơn tôi 5 tuổi lại đã từng kết hôn nên gia đình tôi nhất quyết phản đối việc chúng tôi yêu nhau.

Gia đình phản đối vì bạn gái hơn tuổi và đã từng kết hôn

Gia đình phản đối vì bạn gái hơn tuổi và đã từng kết hôn

VOV.VN - Bạn gái rất tốt, nhưng chỉ vì cô ấy hơn tôi 5 tuổi lại đã từng kết hôn nên gia đình tôi nhất quyết phản đối việc chúng tôi yêu nhau.