Khai thác đá ở Đăk Lăk: Doanh nghiệp vừa ăn cắp vừa la làng?

VOV.VN - Doanh nghiệp khai thác đã không thừa nhận sai phạm lại còn đề nghị chính quyền can thiệp truy quét, xóa bỏ tình trạng khai thác đá granit trái phép.

Liên quan đến bài viết “Đắk Lắk: Chưa được cấp phép, doanh nghiệp vẫn tổ chức khai thác đá” đăng tải trên Báo điện tử VOV.VN, ngày 4/8, Công ty CP Trung Văn đã ra công văn số 29/CV/2016 (do bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch HĐQT ký) gửi nhiều nơi, trong đó có Cơ quan Thường trú VOV tại Tây Nguyên, khẳng định:

“Cho tới thời điểm hiện nay, Công ty Cổ phần Trung Văn không tiến hành bất kỳ hoạt động khai thác, chế biến đá granite nào tại diện tích mỏ cũng như tại khu vực trụ sở công ty. Đề nghị VOV.VN cho đính chính lại thông tin đã nêu tại bài viết “Đắk Lắk: Chưa được cấp phép, doanh nghiệp vẫn tổ chức khai thác đá” đăng ngày 24/7/2016, để thông tin đúng bản chất sự việc; tránh ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp.

Việc "khảo sát và thăm dò" của Công ty Trung Văn được thực hiện từ năm 2009 đến nay.
Thực tế là việc khai thác đá granite ở Krông Bông đã tồn tại nhiều năm và có rất nhiều vấn đề như bảo kê khai thác, vận chuyển… liên quan đến cả dân và cả quan chức. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập một số thông tin để sáng tỏ việc Công ty CP Trung Văn (Trung Văn) có khai thác, chế biến đá granite ở Krông Bông hay không?

Công ty CP Trung Văn mới chỉ được cấp phép khảo sát, thăm dò, chưa hề được cấp phép khai thác, chế biến. Nếu có giấy phép khai thác, chế biến, chắc chắn một lượng tiền thuế rất lớn đã không bị thất thoát? Đây có phải là một trong những nguyên nhân mà Trung Văn chỉ khảo sát chứ không khai thác, chế biến?

Ngày 10/7 vừa qua, PV đã có buổi làm việc với ông Huỳnh Bài, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông. Ông Bài khẳng định: VOV phản ánh việc khai thác đá ở Krông Bông trong những năm qua là hoàn toàn chính xác. Trong vấn đề này, chính quyền huyện, xã có khuyết điểm là đã có thời điểm làm ngơ để diễn ra tình trạng khai thác đá bừa bãi, thất thoát nguồn tài nguyên.

Ông Bài nói: "Công ty Cổ phần Trung Văn họ viết đơn là chưa khai thác nhưng chính họ là công ty khai thác trộm từ năm 2008 đến giờ. Chỉ có đơn vị này làm chứ không có ai, cái đó người dân ở đó họ biết hết. Trung Văn không có giấy phép khai thác, không có quy hoạch, không có giấy phép xây dựng nhà máy, chỉ đặt mấy cái máy mà khai thác là có thật. Báo VOV-Tây Nguyên phản ánh đúng chứ không có gì sai."

Ông Đoàn Văn Sỹ ở thôn 6, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông cho biết: "Họ đã khai thác từ rất lâu gần khu vực thôn 5, thôn 6. Họ nổ mìn ầm ầm cả trưa, cả chiều. Việc họ khai thác đá thì họ phải nổ mìn, nếu không nổ mìn làm sao lấy đá lên được. Họ dùng xe Container kéo đá đi ầm ầm, hư hết cả đường, mấy nhà ở gần đó bất bình dữ lắm!"

Ông Trần Hoa Tín, trưởng thôn 5, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông cho biết, cách đây hơn 6 năm, Công ty CP Trung Văn làm lễ khai trương nhà máy chế biến đá ở thôn 3 rầm rộ, cán bộ cấp trên cũng đến dự. Ông Tín và cũng như người dân đều đinh ninh thủ tục pháp lý của Trung Văn đều đã hoàn tất.

“Máy móc thiết bị to lù lù, những tảng đá như tòa nhà họ còn xẻ nhỏ, mài nhẵn, huống là tờ giấy phép. Nếu giờ công ty bảo chưa khai thác, chưa chế biến mà mới khảo sát thì chẳng lẽ họ vừa ăn cắp vừa la làng à? Nhà máy khai thác đá Trung Văn về đây mua đất rẫy cà phê của người dân với giá rất đắt rồi đem xe về tự khai thác được một lượng đá rất lớn rồi. Mỗi ngày, họ đem 6 xe cẩu, 7-8 xe tải lớn để chuyển đi nơi khác để xẻ đá. Người dân phản đối rất nhiều vì sợ tương lai càng lấy đất nhiều đất sẽ hở sâu chân và khi mưa lớn thì đất đá tràn qua kênh thủy lợi sẽ hỏng hệ thống thủy lợi. Hiện nay, bị tràn nhiều đoạn 40-50 cm", ông Tín cho biết.

Ông Lê Phúc Tuấn, Giám đốc Công ty CP Trung Văn (giai đoạn từ năm 2012-2014) thừa nhận: “Trước khi về làm giám đốc công ty là năm 2012, nhà máy vẫn hoạt động khai thác, chế biến bình thường. Công ty thuê các hộ dân làm, cung cấp vốn cho họ khai thác xong đưa đá về nhà máy để chế biến. Công ty Cổ phần Trung Văn nói là không khai thác, không chế biến là không đúng".

Hiện tại thôn 3 xã Hòa Sơn vẫn còn sừng sững những máy móc tại khu vực chế biến của Trung Văn. Người dân xung quanh cho biết, máy xẻ, máy mài phải nằm im vì bị cắt điện. Tại đây có 6 máy xẻ, ông Lê Phúc Tuấn cho biết bình thường trong một ca, 1 máy xẻ sẽ làm ra 70 m2 đá thành phẩm. Như vậy mỗi ngày có trên 400 m2 đá thành phẩm. Giá thị trường hiên nay là 160.000 đồng/mét vuông.

Trung Văn hoạt động từ năm 2009 thể hiện qua các con số về việc trả tiền sử dụng điện cho sản xuất: Ngày 28/4/2009 trả 40.064.837 đồng; ngày 26/5/2009 là 44.928.000 đồng; 29/6/2009 là 52.860.136 đồng; 20/7/2009 là 62.404.952 đồng... 

Đá khai thác được xe container kéo đi chế biến.
Một người đã từng làm việc nhiều năm cho Trung Văn cho biết, mỗi máy xẻ ra được 1 mét vuông đá sẽ tiêu tốn một lượng điện nhất định. Từ năm 2009 đến nay, cứ lấy số tiền mà Trung Văn nộp vào trạm điện Krông Bông hàng tháng sẽ tính ra số đá mà công ty này đã xẻ để bán ra thị trường. Chỉ trong một bản tổng hợp thu chi của Trung Văn trong 6 tháng (từ tháng 1/2011 – 7/2011) số tiền thu, chủ yếu từ việc bán đá đã hơn 4,15 tỷ đồng.

Một chi tiết khác tuy rất nhỏ nhưng lại nói lên việc Trung Văn có khai thác đá. Đó là ngày 5/3/2011, Trung Văn đã chi 2 triệu đồng bồi thường cho một gia đình vì họ chịu bụi và tiếng ồn do khai thác đá.

Với những cơ sở như trên có thể khẳng định việc Trung Văn có khai thác và chế biến đá. Thế nhưng, trong văn bản gửi đến VOV Tây Nguyên, Công ty CP Trung Văn lại đề nghị UBND tỉnh Đăk Lăk, UBND huyện Krông Bông, UBND xã Hòa Sơn và các cơ quan quản lý chức năng sớm can thiệp truy quét, xóa bỏ tình trạng khai thác đá granit trái phép ở khu vực thôn 5 và thôn 6 xã Hòa Sơn huyện Krông Bông.

Vậy thì việc chảy máu tài nguyên đá ở Krông Bông là do địa phương và ngành chức năng buông lỏng quản lý, do “đá tặc” hoành hành!? VOV Tây Nguyên đề nghị cơ quan chức năng sớm làm rõ lời tố cáo này của Trung Văn, đồng thời có biện pháp mạnh ngăn chặn ngay tình trạng chảy máu tài nguyên đá ở Krông Bông, đừng để kéo dài thêm sẽ phát sinh hậu họa khó lường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đắk Lắk: lập biên bản cơ sở sản xuất phân bón trái phép
Đắk Lắk: lập biên bản cơ sở sản xuất phân bón trái phép

VOV.VN - Chiều 20/4, Đoàn công tác Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với Phòng CSKT, CA tỉnh Đắk Lắk kiểm tra lập biên bản cơ sở sản xuất phân bón trái phép. 

Đắk Lắk: lập biên bản cơ sở sản xuất phân bón trái phép

Đắk Lắk: lập biên bản cơ sở sản xuất phân bón trái phép

VOV.VN - Chiều 20/4, Đoàn công tác Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với Phòng CSKT, CA tỉnh Đắk Lắk kiểm tra lập biên bản cơ sở sản xuất phân bón trái phép. 

Bắt Chi cục phó Thi hành án huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk
Bắt Chi cục phó Thi hành án huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk

Vị cán bộ Thi hành án bị bắt để điều tra về hành vi “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bắt Chi cục phó Thi hành án huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk

Bắt Chi cục phó Thi hành án huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk

Vị cán bộ Thi hành án bị bắt để điều tra về hành vi “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bộ Y tế yêu cầu Đắk Lắk giải trình về việc đóng cửa trạm y tế
Bộ Y tế yêu cầu Đắk Lắk giải trình về việc đóng cửa trạm y tế

VOV.VN - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh chỉ đạo Trạm y tế xã Cư Êbur, giải trình về việc đóng cửa Trạm y tế không phục vụ dân.

Bộ Y tế yêu cầu Đắk Lắk giải trình về việc đóng cửa trạm y tế

Bộ Y tế yêu cầu Đắk Lắk giải trình về việc đóng cửa trạm y tế

VOV.VN - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh chỉ đạo Trạm y tế xã Cư Êbur, giải trình về việc đóng cửa Trạm y tế không phục vụ dân.