Khó khăn cấp tín dụng ngân hàng cho dự án giao thông

VOV.VN - Vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nhưng nhu cầu vay vốn cho các dự án giao thông kéo dài từ 20-25 năm.

Phát biểu tại Hội thảo thúc đẩy vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông ngày 12/12, bà Nguyễn Thị Thuý Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN) cho rằng, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đòi hỏi rất lớn, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Bà Hạnh ước tính, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 bình quân khoảng 202.000 tỷ/năm trong đó, một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách như quốc lộ 1 cần bình quân 22.000 tỷ đồng/năm; đường Hồ Chí Minh bình quân 27.000 tỷ đồng/năm... 

Trong đó, chỉ tính riêng 63 dự án BOT, BT, PPP do Bộ GTVT quản lý, các ngân hàng thương mại tham gia tài trợ tới 135.000 tỷ (chiếm trên 89 % tổng mức đầu tư). Chỉ tính riêng đối với Ngân hàng phát triển tài trợ riêng cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải phòng hiện nay đã giải ngân trên 20.000 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án, trong năm 2015 dự kiến sẽ huy động tiếp từ các ngân hàng khoảng 63.000 tỷ đồng.

Nhiều dự án giao thông bị tăng tổng mức đầu tư. (Ảnh minh họa: KT)
Bà Hạnh cũng cho biết, việc cấp tín dụng của các ngân hàng đối với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nhưng nhu cầu vay vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông thường rất dài (khoảng 20-25 năm).

Ngoài ra, năng lực tài chính của nhiều nhà đầu tư yếu kém, không đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo đúng cam kết dẫn đến phải dừng thực hiện dự án, bên cạnh đó nhiều dự án bị chậm tiến độ do năng lực thi công của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm; Rất nhiều dự án bị tăng tổng mức đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, khả năng trả nợ vay ngân hàng cũng như rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn bổ sung để tiếp tục thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, đã có nhiều trường hợp công trình vừa mới khánh thành đã có vấn đề phải sửa chữa, doanh thu thực tế không đạt như dự kiến dẫn đến Ngân hàng phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phải tăng trích lập dự phòng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng…/. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm vốn đầu tư hạ tầng
Tìm vốn đầu tư hạ tầng

Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC phụ trách Việt Nam: Thách thức lớn nhất của Việt Nam là tìm kiếm nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Việt Nam nên cân nhắc mô hình hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng

Tìm vốn đầu tư hạ tầng

Tìm vốn đầu tư hạ tầng

Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC phụ trách Việt Nam: Thách thức lớn nhất của Việt Nam là tìm kiếm nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Việt Nam nên cân nhắc mô hình hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng

World Bank: Việt Nam thiếu vốn đầu tư hạ tầng
World Bank: Việt Nam thiếu vốn đầu tư hạ tầng

VOV.VN - Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng của Việt Nam đã vượt quá khả năng chi trả của ngân sách nhà nước.

World Bank: Việt Nam thiếu vốn đầu tư hạ tầng

World Bank: Việt Nam thiếu vốn đầu tư hạ tầng

VOV.VN - Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng của Việt Nam đã vượt quá khả năng chi trả của ngân sách nhà nước.

Thiếu điện cho sản xuất vì thiếu vốn đầu tư hạ tầng
Thiếu điện cho sản xuất vì thiếu vốn đầu tư hạ tầng

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Công Thương, diện tích nuôi thủy sản và trồng cây Thanh Long tăng quá nhanh, hạ tầng ngành điện không theo kịp.

Thiếu điện cho sản xuất vì thiếu vốn đầu tư hạ tầng

Thiếu điện cho sản xuất vì thiếu vốn đầu tư hạ tầng

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Công Thương, diện tích nuôi thủy sản và trồng cây Thanh Long tăng quá nhanh, hạ tầng ngành điện không theo kịp.