Không có đất tồn tại cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ làm ăn chụp giật

VOV.VN - Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ trôi nổi bất hợp pháp chẳng may bị phát hiện thì hậu quả sẽ rất lớn.

“Doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ muốn phát triển không có cách nào khác là phải vươn ra thị trường thế giới bằng tinh thần tự giác và coi trọng sự minh bạch”, ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Mifaco, ở “thủ phủ” gỗ Bình Dương quả quyết như vậy.

Làm ăn đứng đắn – Doanh nghiệp lớn thêm lần nữa

Gần 15 năm thành lập, ban đầu có 200 công nhân, đến nay Mifaco có 1.000 lao động, xuất khẩu đạt doanh số trung bình 20 triệu USD/năm chủ yếu sang thị trường Mỹ và EU và Hàn Quốc.

“Kinh nghiệm của chúng tôi là không lệ thuộc vào 1 thị trường xuất khẩu nào. Đơn hàng ngày một nhiều và công ty tiếp tục tăng trưởng ổn định. Nhưng muốn mở rộng thị trường thì phải tuân thủ luật chơi”, ông Hiệp quả quyết.

Ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc công ty Mifaco.
Theo ông Hiệp, xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ phải chịu sự điều chỉnh của đạo luật Lacey năm 2010 của nước này với những quy định khắt khe về nguồn gốc gỗ và chất lượng sản phẩm.

Ban đầu, không ít doanh nghiệp Việt cảm thấy “ngợp”, vì lâu nay tâm lý khách hàng trong nước không mấy để ý nguồn gốc gỗ. Nhưng với EU và Mỹ thì hai tiêu chí làm nên bạn hàng lâu dài là chất lượng hàng, nguồn gốc gỗ và thời gian giao hàng.

Từ thực tiễn xuất khẩu của Mifaco, ông Hiệp so sánh, Lacey đơn giản hơn vì tuân thủ theo chế độ “hậu kiểm”. Doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm. Bất kể thời điểm nào họ kiểm tra, nếu có gian dối sẽ phạt rất nặng và doanh nghiệp hầu như không có cơ hội trở lại thị trường Mỹ khi “bất tín”. Còn VPA/FLEGT là quy trình “tiền kiểm” và cũng đòi hỏi doanh nghiệp tự giác tuân thủ pháp luật nước sở tại.

“Tôi ý thức rằng, cần phải tự giác để không trả giá đắt khi xây dựng cơ nghiệp.  Giả sử, doanh nghiệp nào sử dụng gỗ trôi nổi bất hợp pháp chẳng may bị phát hiện thì hậu quả sẽ rất lớn. Nghĩa là không có đất cho kiểu làm ăn chụp giật”, ông Hiệp khẳng định.

Theo ông Hiệp, doanh nghiệp ủng hộ các đạo luật, vì suy cho cùng bản thân doanh nghiệp cũng muốn minh bạch, bền vững. Lúc đầu, doanh nghiệp cũng tỏ ra khó chịu, nhưng sau khi kiểm tra, điều chỉnh, việc điều tiết đã trở nên bài bản hơn. Chính sự khắt khe, chuẩn mực đã giúp doanh nghiệp tự lớn, tự hoàn thiện”, ông Hiệp chia sẻ.

Mở rộng thị phần nếu tuân thủ “luật chơi”

Sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt gần 8 tỉ USD. Trong đó 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm gỗ của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc, chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.

Theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách - Tổ chức Forest Trend, thời gian tới, Chính phủ các quốc gia nhập khẩu nhiều gỗ của Việt Nam sẽ quản lý chặt chẽ mặt hàng gỗ nhập khẩu. Trong đó Hàn Quốc từ cuối năm 2017 yêu cầu tất cả các nhà nhập khẩu gỗ nước này phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Còn Nhật Bản áp dụng chính sách này từ 2018. Đây là 2 trong số 5 thị trường lớn của gỗ Việt Nam.

Việc ký kết và thực thi VPA-FLEGT giữa Việt Nam và EU có thể tạo ra những thay đổi căn bản trong ngành chế biến gỗ Việt Nam. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cam kết các sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa đều hợp pháp.

Doanh nghiệp gỗ sản xuất chuồng chim xuất khẩu.
Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương – ông Huỳnh Quang Thanh cho rằng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ có tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Ngoài giá cả, kiểu dáng, mẫu mã thì nguồn gốc gỗ hợp pháp được các thị trường lớn coi là một thành tố của “chất lượng sản phẩm”.

“Thực hiện yêu cầu của VPA/FLEGT tuy có khắt khe ban đầu nhưng sẽ được hầu hết các thị trường “khó tính” khác chấp nhận. Hiệp định này đòi hỏi tính hợp pháp từ trồng rừng đến sản phẩm cuối cùng. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần thì phải tự giác tuân thủ và nắm rõ “luật chơi”, ông Thanh nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gỗ hợp pháp “rộng cửa” vào thị trường EU
Gỗ hợp pháp “rộng cửa” vào thị trường EU

VOV.VN - Muốn xuất khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh được sản phẩm đó được làm từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp. 

Gỗ hợp pháp “rộng cửa” vào thị trường EU

Gỗ hợp pháp “rộng cửa” vào thị trường EU

VOV.VN - Muốn xuất khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh được sản phẩm đó được làm từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp. 

Lao động ngành gỗ chưa đồng đều giữa các doanh nghiệp
Lao động ngành gỗ chưa đồng đều giữa các doanh nghiệp

VOV.VN - Trong khi nhiều doanh nghiệp khẳng định đã làm đúng pháp luật đối với người lao động thì các doanh nghiệp siêu nhỏ lại tỏ ra lo lắng.

Lao động ngành gỗ chưa đồng đều giữa các doanh nghiệp

Lao động ngành gỗ chưa đồng đều giữa các doanh nghiệp

VOV.VN - Trong khi nhiều doanh nghiệp khẳng định đã làm đúng pháp luật đối với người lao động thì các doanh nghiệp siêu nhỏ lại tỏ ra lo lắng.

Doanh nghiệp Việt tự tin về nguồn gốc gỗ hợp pháp
Doanh nghiệp Việt tự tin về nguồn gốc gỗ hợp pháp

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp cho biết đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp pháp cho sản phẩm gỗ xuất khẩu để sản phẩm có giá trị cao hơn.

Doanh nghiệp Việt tự tin về nguồn gốc gỗ hợp pháp

Doanh nghiệp Việt tự tin về nguồn gốc gỗ hợp pháp

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp cho biết đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp pháp cho sản phẩm gỗ xuất khẩu để sản phẩm có giá trị cao hơn.