Tuyên bố Jerusalem cam kết đối đầu với Iran

VOV.VN -Tuyên bố chung Mỹ - Israel ngày 14/7 khẳng định, Mỹ tiếp tục ủng hộ Tel Aviv, đồng thời cam kết không cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân.

Tuyên bố Jerusalem được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Yair Lapid đã nhấn mạnh cam kết vững chắc của Mỹ đối với an ninh của Israel.

Tuyên bố khẳng định mối quan hệ không thể phá vỡ giữa Washington và Tel Aviv. Mỹ cam kết không bao giờ cho phép Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng tất cả sức mạnh quốc gia để đảm bảo kết quả đó.

Mỹ cũng cam kết làm việc với các đối tác khác để đối đầu với các hoạt động gây hấn và gây bất ổn của Iran, cho dù là trực tiếp hay thông qua các tổ chức ủy nhiệm.

Mỹ ủng hộ mạnh mẽ đối với việc thực hiện đầy đủ các điều khoản của Biên bản ghi nhớ lịch sử trị giá 38 tỷ USD hiện tại, cũng như tin tưởng rằng Biên bản ghi nhớ tiếp theo phải giải quyết các mối đe dọa đang nổi lên và thực tế mới.

UAE, Mỹ, Israel và Ấn Độ cùng thúc đẩy Thỏa thuận Abraham

Trong diễn biến liên quan, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Mỹ, Israel và Ấn Độ khẳng định ủng hộ các thỏa thuận Abraham và các thỏa thuận hòa bình khác với Israel.

Tuyên bố chung đưa ra trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến và trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo UAE, Mỹ, Israel và Ấn Độ nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Trung Đông ngày 14/7.

Tuyên bố khẳng định các cơ hội kinh tế sẽ bắt nguồn từ những phát triển lịch sử này, bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế Trung Đông và Nam Á, đặc biệt là thúc đẩy đầu tư bền vững giữa các đối tác.         

Tuyên bố cũng hoan nghênh các nhóm quốc gia mới khác kết nối nhằm giải quyết một cách chiến lược các vấn đề quan trọng của khu vực. Tuyên bố nhấn mạnh sự liên kết các quốc gia thuộc nhóm nhóm “Bộ tứ Tây Á” (I2U2) nhằm mục đích thúc đẩy kinh doanh, thương mại, đặc biệt tập trung vào các khoản đầu tư chung và các sáng kiến ​​mới trong các lĩnh vực năng lượng, nước, giao thông, không gian, y tế và an ninh lương thực.

UAE, Mỹ, Israel và Ấn Độ sẽ cùng nhau huy động vốn và chuyên môn của khu vực tư nhân để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng cường các con đường phát triển các-bon thấp cho các ngành công nghiệp, cải thiện sức khỏe cộng đồng và tăng cường kết nối giữa các quốc gia ở Trung Đông, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực ngắn hạn cũng như dài hạn.

Các nhà lãnh đạo I2U2 đã nêu bật các sáng kiến ​​về an ninh lương thực, và năng lượng. Theo đó, UAE sẽ đầu tư 2 tỷ USD để phát triển một loạt các khu liên hợp thực phẩm tích hợp trên khắp Ấn Độ, trong khi các khu vực tư nhân ở Mỹ và Israel sẽ cung cấp kiến ​​thức chuyên môn và các giải pháp sáng tạo góp phần vào tính bền vững chung của dự án. Những khoản đầu tư này sẽ giúp tối đa hóa năng suất cây trồng, và do đó giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực ở Nam Á và Trung Đông.

Các tập đoàn quốc gia của bốn nước sẽ phát triển một dự án năng lượng tái tạo. Các nhà lãnh đạo bày tỏ quyết tâm tận dụng các thị trường đã hình thành để xây dựng các giải pháp dựa trên khoa học toàn diện và sáng tạo hơn nhằm tăng cường an ninh lương thực và hệ thống lương thực bền vững. Đây chỉ là những bước đầu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược lâu dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Biden nói Mỹ có thể dùng vũ lực để ngăn Iran chế vũ khí hạt nhân
Tổng thống Biden nói Mỹ có thể dùng vũ lực để ngăn Iran chế vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Hôm 13/7, Tổng thống Biden cảnh báo rằng Mỹ sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn Iran có được một vũ khí hạt nhân nếu như tất cả các biện pháp khác thất bại.

Tổng thống Biden nói Mỹ có thể dùng vũ lực để ngăn Iran chế vũ khí hạt nhân

Tổng thống Biden nói Mỹ có thể dùng vũ lực để ngăn Iran chế vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Hôm 13/7, Tổng thống Biden cảnh báo rằng Mỹ sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn Iran có được một vũ khí hạt nhân nếu như tất cả các biện pháp khác thất bại.

Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga
Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga

VOV.VN - Cuộc chiến Ukraine đã làm nổi rõ nguy cơ xung đột hạt nhân trên đất châu Âu, khiến lục địa này cảm thấy bất an hơn khi nào hết. Châu Âu cần những giải pháp căn cơ để xóa bỏ vũ khí hạt nhân không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới.

Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga

Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga

VOV.VN - Cuộc chiến Ukraine đã làm nổi rõ nguy cơ xung đột hạt nhân trên đất châu Âu, khiến lục địa này cảm thấy bất an hơn khi nào hết. Châu Âu cần những giải pháp căn cơ để xóa bỏ vũ khí hạt nhân không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới.

Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine
Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - TOS-1 và các biến thể của vũ khí này có thể gây ra sự sát thương đáng kinh ngạc. Nó được coi là vũ khí mạnh nhất của Nga không sử dụng công nghệ hạt nhân.

Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine

Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - TOS-1 và các biến thể của vũ khí này có thể gây ra sự sát thương đáng kinh ngạc. Nó được coi là vũ khí mạnh nhất của Nga không sử dụng công nghệ hạt nhân.

Nga không có ý định tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
Nga không có ý định tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Ngày 24/6, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow không có ý định tham gia Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân.

Nga không có ý định tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

Nga không có ý định tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Ngày 24/6, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow không có ý định tham gia Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân.

Nhiên liệu hạt nhân – "vũ khí" của Nga khiến Mỹ và phương Tây lo ngại
Nhiên liệu hạt nhân – "vũ khí" của Nga khiến Mỹ và phương Tây lo ngại

VOV.VN - Sau dầu mỏ và khí đốt, các nước phương Tây đang tìm cách cấm vận urani của Nga. Tuy nhiên, chính họ cũng đang dựa vào dịch vụ và vật liệu của Moscow để vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân của mình.

Nhiên liệu hạt nhân – "vũ khí" của Nga khiến Mỹ và phương Tây lo ngại

Nhiên liệu hạt nhân – "vũ khí" của Nga khiến Mỹ và phương Tây lo ngại

VOV.VN - Sau dầu mỏ và khí đốt, các nước phương Tây đang tìm cách cấm vận urani của Nga. Tuy nhiên, chính họ cũng đang dựa vào dịch vụ và vật liệu của Moscow để vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân của mình.