Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp thành công cao hơn nếu định giá tốt

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, quá trình định giá doanh nghiệp được là coi là yếu tố quyết định dẫn tới thành công của một thương vụ M&A.

Bàn về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, quá trình định giá doanh nghiệp được là coi là yếu tố quyết định dẫn tới thành công của một thương vụ.

Lấy dẫn chứng từ kết quả thoái vốn tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), hay thương vụ thoái vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airline), các nhà phân tích nhìn nhận, đây là những hình mẫu thành công của các đợt thoái vốn Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa.

Các chuyên gia nhận định, quá trình định giá doanh nghiệp quyết định thành công của một thương vụ M&A.
Phân tích từ các chuyên gia cho thấy, hai thương vụ thoái vốn tại Sabeco và Vinamilk thành công là do nhà nước đã mạnh dạn giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần (dưới 51%) và tổ chức công khai thông tin và đấu thầu minh bạch… Còn ở thương vụ thoái vốn tại Vietnam Airlines, ngoài các yếu tố tạo nên thành công nêu trên còn do kinh nghiệm xác định giá trị doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay chỉ lớn về mặt số lượng. Theo số liệu bán cổ phần lần đầu của 426 doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2016 cho thấy, tổng số vốn điều lệ Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ đến 81,1%.

“Đáng chú ý, trong số chưa đầy 20% vốn điều lệ sau bán cổ phần lần đầu do các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước nắm giữ, các nhà đầu tư chiến lược cũng chỉ chiếm chưa đầy 8%”, ông Thinh chỉ rõ.

Hoạt động M&A là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp có điều kiện phát huy lợi thế về quản lý, công nghệ, mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần có phương án thận trọng, có lộ trình, tránh để làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp.

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) lưu ý, việc đánh giá, xử lý tài sản một số doanh nghiệp không tốt đã gây nên những nghi ngờ, hoài nghi về việc thất thoát tài sản nhà nước, đặc biệt trong vấn đề về đánh giá giá trị tài sản, về xử lý đất đai, các khoản nợ trong quá trình cổ phần hóa như thương vụ tại Hãng phim truyện Việt Nam, Công ty giày Sài Gòn...

Do đó, để định giá doanh nghiệp chính xác, ông Trung cho rằng với các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn như các tập đoàn, tổng công ty có thể thuê tư vấn nước ngoài uy tín để xác định giá trị doanh nghiệp. Nếu làm được việc này, doanh nghiệp nhà nước sẽ có lợi thế hơn khi đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài.

Mặt khác, để nâng cao giá trị chào bán doanh nghiệp, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM cho rằng, doanh nghiệp nhà nước là món hàng hời nhưng nhiều lần không bán được vì sự thiếu sự quan tâm của nhà đầu tư. Vì vậy, Nhà nước cần có chiến lược trong việc thoái vốn, không phải cứ khi có quyết định bán là sẽ bán ồ ạt.

“Nếu bung hàng cùng lúc sẽ không thành điểm cộng tốt mà sẽ triệt tiêu nhau. Điều này không có nghĩa là bán hàng nhỏ giọt mà cần biết phân tích và nắm bắt cơ hội. Kỳ vọng sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ giúp việc bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước có chiến lược tập thể, dài hạn hơn”, ông Hiếu khuyến cáo./.

Trong 10 năm qua, đã có gần 4.000 thương vụ M&A được tạo lập, với tổng giá trị đạt khoảng 48,8 tỷ USD. Quy mô thị trường năm 2017 tăng 9 lần so với năm 2008. Riêng trong năm 2017, tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 175% so với năm 2016.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 3,35 tỷ USD (bằng 139% cùng kỳ năm 2017). Dự báo năm 2018, giá trị M&A có thể đạt 6,5 tỷ USD, bằng 63,7% so với năm 2017./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp: Những trở ngại cần tháo gỡ
Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp: Những trở ngại cần tháo gỡ

VOV.VN - Khó khăn trong việc mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đó là tính minh bạch giữa các thông tin.

Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp: Những trở ngại cần tháo gỡ

Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp: Những trở ngại cần tháo gỡ

VOV.VN - Khó khăn trong việc mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đó là tính minh bạch giữa các thông tin.

Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở
Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở

VOV.VN - Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2016 (Diễn đàn M&A Việt Nam 2016) sẽ được tổ chức vào ngày 18/8 tại TP HCM.

Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở

Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở

VOV.VN - Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2016 (Diễn đàn M&A Việt Nam 2016) sẽ được tổ chức vào ngày 18/8 tại TP HCM.

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế
Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế

VOV.VN - 10 năm qua, có gần 4.000 thương vụ M&A được tạo lập. Trong đó các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 91,8% còn nhà đầu tư trong nước chỉ chiếm 8,2%. 

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế

VOV.VN - 10 năm qua, có gần 4.000 thương vụ M&A được tạo lập. Trong đó các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 91,8% còn nhà đầu tư trong nước chỉ chiếm 8,2%. 

Doanh nghiệp FDI đẩy mạnh mua bán, sáp nhập tại thị trường TPHCM
Doanh nghiệp FDI đẩy mạnh mua bán, sáp nhập tại thị trường TPHCM

VOV.VN - Nhà đầu tư nước ngoài vào TP HCM chọn phương thức đầu tư mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhiều hơn là đầu tư trực tiếp.

Doanh nghiệp FDI đẩy mạnh mua bán, sáp nhập tại thị trường TPHCM

Doanh nghiệp FDI đẩy mạnh mua bán, sáp nhập tại thị trường TPHCM

VOV.VN - Nhà đầu tư nước ngoài vào TP HCM chọn phương thức đầu tư mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhiều hơn là đầu tư trực tiếp.