Tasco – doanh nghiệp "trùm" đầu tư BOT giàu có cỡ nào?

Với số vốn điều lệ ban đầu khá khiêm tốn, nhưng sau ít năm phát triển, Tasco đã nâng số vốn lên hơn 2.000 tỷ đồng.

Là một trong những doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ đầu tư các dự án BOT, ít ai biết, ông lớn này còn sở hữu hàng loạt các dự án bất động sản "khủng". Cái tên Tasco không mấy xa lạ với đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực giao thông và bất động sản.

Ngoài việc đầu tư các dự án BOT, Tasco còn sở hữu hàng loạt các dự án bất động sản "khủng". (Ảnh: Internet)
Có thể thấy, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn trong những năm vừa qua, đơn vị này vẫn có doanh thu và lợi nhuận tốt. Năm 2011 lợi nhuận của Tasco là 87 tỷ đồng, đến năm 2012 là 37 tỷ đồng và và năm 2013 dù tình hình kinh tế khó khăn, nhưng doanh nghiệp này vẫn lãi 12 tỷ đồng.

Đến năm 2014, Tasco ghi nhận mức lãi ròng tăng đột biến lên tới 258 tỷ đồng, bằng 25 lần kết quả năm 2013. Đến năm 2015, tuy lợi nhuận có sụt giảm còn 160 tỷ đồng, nhưng đây vẫn là con số đáng mơ ước đối với nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, quý 1/2016, lợi nhuận của doanh nghiệp này tăng đột biến lên 84 tỷ đồng, tăng 1.392% so với cùng kỳ.

Tasco được thành lập từ năm 1971 với 3 lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư hạ tầng giao thông và đầu tư y tế. Đến năm 2007 công ty có vốn điều lệ là 55 tỷ đồng. Số vốn điều lệ liên tục được tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tăng lên 135 tỷ đồng, năm 2010 lên 350 tỷ đồng, 2014 lên 960 tỷ đồng, 2015 số vốn đã lên tới con số 1.284 tỷ đồng và năm 2016, số vốn điều lệ đã tăng gấp đôi năm 2015 là 2.600 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Tasco sở hữu hàng loạt các dự án khủng như: Dự án Foresa Villa (khu nhà ở sinh thái Xuân Phương rộng 38ha), Dự án văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp 48 Trần Duy Hưng, Dự án đầu tư xây dựng nhà ở South Building - Pháp Vân, dự án Xuân Phương Residence (khu nhà ở cho CBNV Văn phòng TW Đảng & Báo Nhân dân), dự án Nhà ở cho CBVN Bộ Ngoại giao.

Trong đó đáng chú ý là dự án Foresa Villa với quy mô 38ha gồm 813 căn nhà ở thấp tầng. Tổng mức đầu tư lên tới 2.850 tỷ đồng. Dự án Xuân Phương Residence có diện tích 3,95 ha, gồm 6 tòa chung cư cao 17 tầng, 126 căn nhà liền kề, 642 căn hộ chung cư, tổng mức đầu tư lên tới 1.100 tỷ đồng.

Một dự án khác cũng có tổng mức đầu tư lên tới 1.500 tỷ đồng là dự án Nhà ở cho CBVN Bộ Ngoại giao với diện tích 13.770m2, gồm 2 tòa 27 tầng, 800 căn hộ chung cư.

Đặc biệt, một trong những dự án có số vốn đầu tư "khủng" của Taso phải kể đến dự án xây dựng khu đô thị Mỹ Đình - Nam Từ Liêm (Hà Nội) với quy mô lên tới 49 ha, gồm 400 căn hộ thấp tầng, với tổng mức đầu tư lên tới 3.500 tỷ đồng.

Với việc nắm trong tay hàng loạt dự án bất động sản "khủng" này, Tasco hẳn đã khiến nhiều đại gia trong lĩnh vực địa ốc phải "nể". Nhưng có lẽ, nguồn doanh thu khiến lợi nhuận của Tasco tăng vọt từ năm 2014 đến nay phải kể đến việc đầu tư các dự án BOT với các trạm thu phí để hoàn vốn.

Một số dự án không thể không kể đến khi nhắc tới tên Tasco là: Dự án như Quốc Lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình, Quốc lộ 10 đi Hải Phòng, Dự án Thu phí không dừng toàn quốc (theo hình thức BOT).

Việc đầu tư vào các dự án này đã đem lại cho Tasco một khoản lợi nhuận khổng lồ. Có thể dẫn chứng là trong quý I/2016, doanh thu từ BOT của công ty tăng 148% so với cùng kỳ, lên 99 tỷ đồng, trong khi giá vốn được ghi nhận khoảng 45 tỷ đồng.

Trước đó, dù Tasco vẫn báo lãi hàng năm, nhưng khoản lợi nhuận của công ty chỉ có sự thay đổi rõ rệt khi chuyển sang đầu tư mạnh vào lĩnh vực BOT. Cụ thể, đến năm 2014, Tasco lãi ròng 258 tỷ đồng, bằng 25 lần kết quả năm 2013. Được biết, khoản lợi nhuận tăng đột biến năm 2014 là nhờ ự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ mới đoạn Phủ Lý - Mỹ Lộc .

Mới đây, Tasco khiến nhiều người "choáng" khi con số lợi nhuận của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ được tiết lộ vượt xa con số 1,2 tỷ đồng theo báo cáo của công ty. Theo đó, mỗi ngày tuyến BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thu về khoảng 7,5 tỷ đồng phí giao thông. Với mức phí phương tiện thu từ 45.000 - 180.000 đồng, mỗi năm nhà đầu tư có thể thu cả nghìn tỷ đồng trên tuyến cao tốc này.

Được biết, Tasco đang có kế hoạch đầu tư tới khoảng 15.000 tỷ đồng vào lĩnh vực giao thông và trong đó, có 3.000 tỷ đồng vào các dự án thu phí giao thông. Được biết, sắp tới doanh nghiệp này sẽ rót thêm khoảng 6.000 tỷ đồng vào các dự án giao thông khác.

Với số vốn điều lệ ban đầu khá khiêm tốn, nhưng sau ít năm phát triển, Tasco đã nâng số vốn lên hơn 2.000 tỷ đồng, điều đó cho thấy tiềm lực mạnh mẽ của đại gia BOT này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Tasco: Đầu tư BOT giao thông thu lợi nhuận rất thấp
Chủ tịch Tasco: Đầu tư BOT giao thông thu lợi nhuận rất thấp

VOV.VN - Chủ tịch Tasco cho rằng, rất cần phải rà soát lại các dự án BOT giao thông để tạo điều kiện và lựa chọn tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch Tasco: Đầu tư BOT giao thông thu lợi nhuận rất thấp

Chủ tịch Tasco: Đầu tư BOT giao thông thu lợi nhuận rất thấp

VOV.VN - Chủ tịch Tasco cho rằng, rất cần phải rà soát lại các dự án BOT giao thông để tạo điều kiện và lựa chọn tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Kêu lỗ, nhà đầu tư BOT vẫn 'lãi kép'
Kêu lỗ, nhà đầu tư BOT vẫn 'lãi kép'

Nhà đầu tư kêu làm BOT “lấy công làm lãi”, nhưng thực tế nhiều ông chủ BOT đang “lãi kép” khi vừa có lợi nhuận trong hợp đồng, vừa có lợi từ thi công dự án.

Kêu lỗ, nhà đầu tư BOT vẫn 'lãi kép'

Kêu lỗ, nhà đầu tư BOT vẫn 'lãi kép'

Nhà đầu tư kêu làm BOT “lấy công làm lãi”, nhưng thực tế nhiều ông chủ BOT đang “lãi kép” khi vừa có lợi nhuận trong hợp đồng, vừa có lợi từ thi công dự án.

Soi lợi nhuận của các 'ông lớn' BOT trên sàn niêm yết
Soi lợi nhuận của các 'ông lớn' BOT trên sàn niêm yết

4 doanh nghiệp niêm yết đang hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông gồm HUT, CTI, HTI và CII, đều "ăn nên làm ra" nhờ các trạm thu phí BOT tải từ Bắc vào Nam.

Soi lợi nhuận của các 'ông lớn' BOT trên sàn niêm yết

Soi lợi nhuận của các 'ông lớn' BOT trên sàn niêm yết

4 doanh nghiệp niêm yết đang hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông gồm HUT, CTI, HTI và CII, đều "ăn nên làm ra" nhờ các trạm thu phí BOT tải từ Bắc vào Nam.