Ứng dụng công nghệ tự động hóa giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh

VOV.VN - Tự động hóa là xu hướng tất yếu, công nghệ tự động hóa đóng vai trò then chốt, là xương sống cho doanh nghiệp phát triển.

Trong bối cảnh bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đòi hỏi  chúng ta phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong đó, việc đưa công nghệ điều khiển và tự động hóa vào quá trình sản xuất kinh doanh là điều kiện cần và là tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Thực hiện yêu cầu này sẽ nâng cao năng suất lao động, tạo ra chất lượng sản phẩm cao và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào sân chơi toàn cầu, do đó, để đáp ứng kịp yêu cầu và những thay đổi của cơ chế thị trường đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì vấn đề đầu tư công nghệ hiện đại, tự động hóa trong sản xuất… là những đòi hỏi phải thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển. Vấn đề này còn là sự sống còn của cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, chủ động ứng dụng công nghệ tự động hóa vào lao động sản xuất tại các doanh nghiệp là rất cần thiết, đặc biệt trong trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã và đang đem lại nhiều thay đổi.

Đưa công nghệ điều khiển và tự động hóa vào trong sản xuất kinh doanh mới có thể nâng cao năng suất lao động.
Theo ông Phạm Trí Vĩ, Giám đốc Kinh doanh - Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác VN-J thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đem lại nhiều nền tảng công nghệ cho doanh nghiệp trong quản lý nhân viên. Theo đó, công ty đánh giá chất lượng lao động mà không cần phải thuê nhiều nhân sự giám sát. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Ông Phạm Trí Vĩ nêu thực tế: Đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp phải thay đổi về tư duy để cập nhật những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, nâng cấp lên các trang thiết bị máy móc tự động và công nghệ để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 để đón đầu những lợi thế mà cuộc cách mạng này đem lại.

Thực tiễn cho thấy, công nghệ tự động hóa phát triển mạnh trong rất nhiều  lĩnh vực khác như: điều khiển giám sát các nhà máy thủy điện- nhiệt điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất. Tự động hóa còn được áp dụng trong hầu hết các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp chế tạo lắp ráp ô tô, xe máy, chế tạo máy, đo lường, trong lĩnh vực y tế và dược phẩm, in ấn bao bì, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Ông Phạm Văn Tấn, Giám đốc Công ty cổ phần thiết bị gốm sứ và khuôn ép Foshan cho biết, trước đây để hàn 30 tấm khuôn ép gốm sứ/ngày, doanh nghiệp phải cần đến 5 công nhân. Tuy nhiên, bây giờ chỉ với 1 robot hàn tự động, 1 ngày doanh nghiệp đã có 35 tấm khuôn ép.

"Khi tôi mua một chiếc máy tự động của Mỹ thì chất lượng, và năng suất tăng lên 1 cách đột biến. Sau đó, tôi liên tục đầu tư, từ năm ngoái đến năm nay tổng mức đầu tư vào máy móc thiết bị lên đến hơn 1 triệu USD. Nhưng bù lại năng suất rất tốt, chất lượng rất cao, thể hiện ở việc các đơn hàng luôn luôn làm không kịp", ông Tấn chia sẻ.

Tự động hóa giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ có đưa công nghệ điều khiển và tự động hóa vào trong sản xuất kinh doanh mới có thể nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm tốt. Đặc biệt, trong thời đại 4.0 như hiện nay, ở đâu có tự động hóa cao, có đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ thì sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng, cạnh tranh. Tuy nhiên, ngành tự động hóa ở nước ta còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, nhất là về máy móc thiết bị. Đây đang chính là một thách thức lớn đối với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Ông Lý Hoàng Tùng, phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: doanh nghiệp phải tăng cường khả năng nghiên cứu phát triển của mình, tập trung đầu tư cho nghiên cứu thay đổi mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ và chuyển đổi phương thức quản trị trong doanh nghiệp, ví dụ như quản trị số trong doanh nghiệp. Từ đó, có thể thay đổi doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tự động hóa là xu hướng tất yếu, công nghệ tự động hóa đóng vai trò then chốt, là xương sống cho phát triển. Hiện công nghệ tự động hóa đã len lỏi trong tất cả lĩnh vực của đời sống, vì thế, nếu không có bước đi phù hợp, chúng ta sẽ không tận dụng được những lợi thế của cuộc cách mạng 4.0 với nhiều công nghệ vượt trội mang lại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp mơ hồ khi đối phó với các rào cản phi thuế quan
Doanh nghiệp mơ hồ khi đối phó với các rào cản phi thuế quan

VOV.VN - Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực và khả năng để hiểu rõ về các vấn đề rào cản phi thuế quan trong giao dịch thương mại.

Doanh nghiệp mơ hồ khi đối phó với các rào cản phi thuế quan

Doanh nghiệp mơ hồ khi đối phó với các rào cản phi thuế quan

VOV.VN - Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực và khả năng để hiểu rõ về các vấn đề rào cản phi thuế quan trong giao dịch thương mại.

Chính phủ bàn cách phát triển khối doanh nghiệp nắm giữ 140 tỷ USD
Chính phủ bàn cách phát triển khối doanh nghiệp nắm giữ 140 tỷ USD

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong rằng khối doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng nắm giữ tài sản khoảng 140 tỷ USD, tích cực đổi mới sáng tạo, dẫn dắt nền kinh tế.

Chính phủ bàn cách phát triển khối doanh nghiệp nắm giữ 140 tỷ USD

Chính phủ bàn cách phát triển khối doanh nghiệp nắm giữ 140 tỷ USD

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong rằng khối doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng nắm giữ tài sản khoảng 140 tỷ USD, tích cực đổi mới sáng tạo, dẫn dắt nền kinh tế.

Phát triển kinh tế và công nghệ sẽ hòa quyện vào nhau
Phát triển kinh tế và công nghệ sẽ hòa quyện vào nhau

VOV.VN - Trong tương lai, khái niệm “nền kinh tế số” sẽ chỉ còn là “nền kinh tế”, điều đó có nghĩa  sự phát triển kinh tế và phát triển công nghệ đã hòa quyện...

Phát triển kinh tế và công nghệ sẽ hòa quyện vào nhau

Phát triển kinh tế và công nghệ sẽ hòa quyện vào nhau

VOV.VN - Trong tương lai, khái niệm “nền kinh tế số” sẽ chỉ còn là “nền kinh tế”, điều đó có nghĩa  sự phát triển kinh tế và phát triển công nghệ đã hòa quyện...

Doanh nghiệp Việt không muốn lớn hay không thể lớn?
Doanh nghiệp Việt không muốn lớn hay không thể lớn?

VOV.VN - Đó là một trong những nội dung được nhiều ý kiến tranh luận tại Tọa đàm “Tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân phát triển” diễn ra sáng 22/11.

Doanh nghiệp Việt không muốn lớn hay không thể lớn?

Doanh nghiệp Việt không muốn lớn hay không thể lớn?

VOV.VN - Đó là một trong những nội dung được nhiều ý kiến tranh luận tại Tọa đàm “Tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân phát triển” diễn ra sáng 22/11.