Viber sẽ được bán với giá gần 1 tỷ USD

VOV.VN - Hãng bán lẻ trực tuyến Rakuten của Nhật Bản đang đưa ra mức giá 900 triệu USD mua lại hãng truyền thông Viber.

Hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất Nhật Bản Rakuten Inc của tỷ phú Hiroshi Mikitani đang đưa ra mức giá 900 triệu USD mua lại hãng truyền thông Viber có trụ sở tại CH Síp. Quyết định mua lại Viber nằm trong kế hoạch phát triển kinh doanh và tăng gấp đôi lượng người dùng của Rakuten trong thời gian tới.

Rakuten đạt doanh thu hàng năm 400 tỷ Yen (3,93 tỷ USD) nhờ các mảng kinh doanh chính như website thương mại điện tử, dịch vụ du lịch trực tuyến và ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, phần lớn doanh thu và người dùng của họ đến từ Nhật Bản. Vị thế thống trị của Rakuten cũng đang bị đe dọa bởi các hãng nước ngoài như Amazon và Yahoo.

Song, vì sao Rakuten, một công ty kiếm được gần 4 tỷ USD/năm từ các mảng bán lẻ trên mạng, lại muốn thâm nhập thị trường nhắn tin và gọi điện miễn phí với số tiền không hề nhỏ, gần 1 tỷ USD?

CEO Rakuten - Hiroshi Mikitani Mikitani cho biết, thương vụ này sẽ giúp Rakuten bước chân vào lĩnh vực viễn thông. Đây là một chiến lược hoàn toàn khác biệt và nâng Rakuten lên một vị thế mới.

Với tham vọng trở thành công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu thế giới, Rakuten tin rằng, thỏa thuận với hãng Viber có thể giúp công ty này mở rộng các dịch vụ kỹ thuật số và mang đến 300 triệu người dùng mới cho Rakuten, vốn có 200 triệu thành viên trên mạng lưới toàn cầu.

Viber hiện đang phải cạnh tranh với nhiều đối thử lớn khác như Whatsapp, Line hay Skype


Bên cạnh đó, Viber được đánh giá là phần mềm dễ “bán mình” nhất. Ví dụ như, WeChat hiện có 270 triệu người dùng song lại thuộc sở hữu của đại gia Trung Quốc Tencent; WhatsApp chỉ đứng sau Facebook về tầm với quốc tế, do đó mức giá bán nếu đưa ra sẽ rất cao, hoặc khả năng cao là Whatsapp cũng sẽ không chịu vào tay một công ty chưa có nhiều danh tiếng trên thế giới; Line được cho là chuẩn bị “lên sàn”, đã có mô hình kinh doanh vững chắc và nhiều tham vọng... Trong khi đó, Viber được cho là vẫn đang trong buổi đầu kiếm tiền dù có tới 280 triệu người dùng.

Viber được thành lập năm 2010 bởi doanh nhân người Israel, Talmon Marco. Gần đây, hãng này đã ra mắt phiên bản dành cho máy tính để bàn, được đánh giá là đối thủ tiềm năng của Skype.

Viber hiện là một trong 5 phần mềm OTT trên điện thoại smartphone được tải về nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, Mỹ, Nga và Úc là các thị trường lớn nhất của Viber.

Đây là phần mềm nhắn tin gọi điện qua Internet (OTT) đầu tiên được yêu cầu mua lại, kể từ khi hãng Microsoft mua lại Skype với giá 8,5 tỷ USD năm 2011. Một số đối thủ khác của nó như WhatsApp hay Snapchat vẫn đang hoạt động độc lập, cho dù trước đó, Snapchat đã được Facebook đề nghị mua với giá 3 tỷ USD.

Giám đốc điều hành của Viber, ông Marco cũng cho biết, việc Rakuten mua lại Viber sẽ giúp công ty của ông trở thành nền tảng cho nội dung số, thay vì chỉ cung cấp dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Microsoft mua lại hoạt động thương mại di dộng của Nokia
Microsoft mua lại hoạt động thương mại di dộng của Nokia

VOV.VN - Microsoft đã đồng ý mua lại các toàn bộ hoạt động thương mại di động của Nokia, trị giá 5,4 tỷ euro.

Microsoft mua lại hoạt động thương mại di dộng của Nokia

Microsoft mua lại hoạt động thương mại di dộng của Nokia

VOV.VN - Microsoft đã đồng ý mua lại các toàn bộ hoạt động thương mại di động của Nokia, trị giá 5,4 tỷ euro.

Softbank sẽ mua lại T-mobile?
Softbank sẽ mua lại T-mobile?

Nếu vụ sáp nhập thành công, Softbank sẽ vượt qua 2 đối thủ Verizon và AT&T để trở thành nhà mạng lớn thứ 2 thế giới về doanh thu.

Softbank sẽ mua lại T-mobile?

Softbank sẽ mua lại T-mobile?

Nếu vụ sáp nhập thành công, Softbank sẽ vượt qua 2 đối thủ Verizon và AT&T để trở thành nhà mạng lớn thứ 2 thế giới về doanh thu.

Tỷ phú Thái trả 500 triệu USD để mua lại Metro Việt Nam
Tỷ phú Thái trả 500 triệu USD để mua lại Metro Việt Nam

Theo Reuters, đại gia bán lẻ Đức - Metro Group vừa từ chối đề nghị trị giá 500 triệu USD, mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam.

Tỷ phú Thái trả 500 triệu USD để mua lại Metro Việt Nam

Tỷ phú Thái trả 500 triệu USD để mua lại Metro Việt Nam

Theo Reuters, đại gia bán lẻ Đức - Metro Group vừa từ chối đề nghị trị giá 500 triệu USD, mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam.

Fiat hoàn tất việc mua lại Chrysler
Fiat hoàn tất việc mua lại Chrysler

VOV.VN - Hãng xe Ý đã chính thức mua lại toàn bộ cổ phần của Chrysler, chậm một ngày so với thông báo trước đó.

Fiat hoàn tất việc mua lại Chrysler

Fiat hoàn tất việc mua lại Chrysler

VOV.VN - Hãng xe Ý đã chính thức mua lại toàn bộ cổ phần của Chrysler, chậm một ngày so với thông báo trước đó.

Những khoản nợ xấu đầu tiên đã được VAMC mua lại
Những khoản nợ xấu đầu tiên đã được VAMC mua lại

VOV.VN -Việc mua-bán nợ phải thận trọng, vì mục đích cuối cùng là quyền lợi của các tổ chức tín dụng, của doanh nghiệp.

Những khoản nợ xấu đầu tiên đã được VAMC mua lại

Những khoản nợ xấu đầu tiên đã được VAMC mua lại

VOV.VN -Việc mua-bán nợ phải thận trọng, vì mục đích cuối cùng là quyền lợi của các tổ chức tín dụng, của doanh nghiệp.