Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng và chanh leo

VOV.VN - Để nắm bắt được cơ hội xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Trung Quốc.

Hôm nay (26/8), Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công thương Đắk Lắk và Dự án Hỗ trợ hợp tác kinh tế khu vực tại châu Á tổ chức Hội nghị quốc tế nâng cao năng lực thâm nhập thị trường Trung Quốc cho doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng và chanh leo của Việt Nam.

Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Trung Quốc đang là nước tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng trưởng trên hai con số và đứng đầu trong doanh sách trái cây nhập vào quốc gia này. Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc là 822.000 tấn và đạt 4,21 tỷ USD. Trước Việt Nam, Trung Quốc mới cho Thái Lan xuất khẩu sầu riêng tươi vào quốc gia này.

Đối với quả chanh leo hiện là loại trái cây được bán chạy thứ 3 trên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc. Việc Trung Quốc cho nhập khẩu 2 loại quả trên là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên để nắm bắt được cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Trung Quốc.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng, hiện nay Trung Quốc kiểm tra rất chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu.

“Trước đây việc kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm được thực hiện tại biên giới của nước nhập khẩu, nhưng giờ đây để tăng cường hiệu quả chất lượng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều thị trường yêu cầu phải có mã vạch của nơi trồng, mã xuất khẩu. Đó là những thách thức phải đổi mới quy trình và bắt buộc các doanh nghiệp phải theo các quy trình sản xuất ấy. Cùng với đó là tiêu chuẩn về môi trường, làm sao phải đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường không xả thải ra môi trường”, ông Sơn thông tin.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có hơn 15.000 ha sầu riêng, sản lượng ước đạt trên 170.000 tấn; chanh leo hiện có hơn 1.000 ha với sản lượng thu hoạch trên 15.000 tấn.

Đầu tháng 7/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam qua 7 cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây. Tiếp đó ngày 11/7, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối vưới quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sầu riêng Đắk Lắk trước cơ hội thị trường Trung Quốc mở cửa
Sầu riêng Đắk Lắk trước cơ hội thị trường Trung Quốc mở cửa

VOV.VN - Hơn 1 tháng nữa, những vùng sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk sẽ vào chính vụ thu hoạch, đúng thời điểm Nghị định thư về kiểm dịch sầu riêng vào thị trường Trung Quốc được ký kết, mở đường cho loại trái cây này được xuất khẩu chính ngạch.

Sầu riêng Đắk Lắk trước cơ hội thị trường Trung Quốc mở cửa

Sầu riêng Đắk Lắk trước cơ hội thị trường Trung Quốc mở cửa

VOV.VN - Hơn 1 tháng nữa, những vùng sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk sẽ vào chính vụ thu hoạch, đúng thời điểm Nghị định thư về kiểm dịch sầu riêng vào thị trường Trung Quốc được ký kết, mở đường cho loại trái cây này được xuất khẩu chính ngạch.

Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc
Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Sau 4 năm đàm phán, hôm nay (11/7) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Sau 4 năm đàm phán, hôm nay (11/7) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Thị trường tiêu thụ thanh long vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc
Thị trường tiêu thụ thanh long vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc

VOV.VN - Cuối năm 2021, diện tích thanh long ở Bình Thuận đạt 33.750 ha, sản lượng đạt 700.000 tấn/năm. Bình Thuận có 12.397 ha thanh long được cấp chứng nhận VietGAP (chiếm 35% tổng diện tích thanh long toàn tỉnh) và gần 355 ha thanh long được cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP.

Thị trường tiêu thụ thanh long vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc

Thị trường tiêu thụ thanh long vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc

VOV.VN - Cuối năm 2021, diện tích thanh long ở Bình Thuận đạt 33.750 ha, sản lượng đạt 700.000 tấn/năm. Bình Thuận có 12.397 ha thanh long được cấp chứng nhận VietGAP (chiếm 35% tổng diện tích thanh long toàn tỉnh) và gần 355 ha thanh long được cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP.