Doanh thu thương mại điện tử có thể đạt 15 tỉ USD vào 2020

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh.

Tại hội thảo mới đây về phát triển kinh tế số Việt Nam, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải - cho rằng tăng trưởng của ngành năm vừa qua khoảng 30%. Theo đó, doanh thu ngành thương mại điện tử năm 2018 đạt khoảng 8 tỉ USD, tăng xa so với doanh thu  năm 2016 và 2017 lần lượt đạt mức 5 tỉ USD và 6,2 tỉ USD, tăng trưởng lần lượt 20% và 24%.
Ông Đặng Hoàng Hải dự báo quy mô thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2020 có thể lên mức 13 - 15 tỉ USD, thay vì dự báo đạt 10 tỉ USD trước đó. Theo ước tính, hiện có 67% người dùng internet đã từng mua hàng trực tuyến ít nhất 1 lần. Vẫn có đến 82% người mua hàng qua mạng thanh toán tiền mặt sau khi nhận hàng...
Doanh thu ngành thương mại điện tử năm 2018 đạt khoảng 8 tỉ USD, tăng xa so với doanh thu  năm 2016 và 2017 lần lượt đạt mức 5 tỉ USD và 6,2 tỉ USD, tăng trưởng lần lượt 20% và 24%.
Cuối năm 2018, nhiều công ty và tập đoàn nước ngoài đều đưa ra những thông tin khả quan về nền kinh tế số của Việt Nam. Ví dụ trong báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam đang xếp thứ 3 trong khu vực về quy mô, sau Indonesia và Thái Lan.
Riêng về thị trường thương mại điện tử, Google và Temasek nhận định Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng bình quân 43% và dự kiến sẽ đạt 15 tỉ USD, là thị trường lớn thứ hai khu vực vào năm 2025.   
Bên cạnh đó, trong báo cáo Toàn cảnh thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á của iPrice Group, trong mười trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực có đến năm công ty hiện có mặt tại Việt Nam theo thứ tự là các nhà bán lẻ trực tuyến Lazada, Shopee, Tiki, Thegioididong và Sendo.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2018 – Bước đệm vàng cho thương mại điện tử Việt Nam
Năm 2018 – Bước đệm vàng cho thương mại điện tử Việt Nam

VOV.VN -Kinh tế trên nền tảng internet của Việt Nam có quy mô tăng gấp 3 lần trong vòng 3 năm qua nhờ thương mại điện tử và truyền thông trực tuyến.

Năm 2018 – Bước đệm vàng cho thương mại điện tử Việt Nam

Năm 2018 – Bước đệm vàng cho thương mại điện tử Việt Nam

VOV.VN -Kinh tế trên nền tảng internet của Việt Nam có quy mô tăng gấp 3 lần trong vòng 3 năm qua nhờ thương mại điện tử và truyền thông trực tuyến.

Đánh thức tiềm năng thương mại điện tử ở Việt Nam
Đánh thức tiềm năng thương mại điện tử ở Việt Nam

VOV.VN - Thương mại điện tử là thời cơ để các DN Việt tận dụng mở rộng sự phát triển, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế trong những năm tới.

Đánh thức tiềm năng thương mại điện tử ở Việt Nam

Đánh thức tiềm năng thương mại điện tử ở Việt Nam

VOV.VN - Thương mại điện tử là thời cơ để các DN Việt tận dụng mở rộng sự phát triển, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế trong những năm tới.

"Thương mại điện tử ở nhiều địa phương Việt Nam còn rất kém"
"Thương mại điện tử ở nhiều địa phương Việt Nam còn rất kém"

VOV.VN - Việc hỗ trợ thương mại điện tử tại các địa phương của Việt Nam còn rất kém, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa.

"Thương mại điện tử ở nhiều địa phương Việt Nam còn rất kém"

"Thương mại điện tử ở nhiều địa phương Việt Nam còn rất kém"

VOV.VN - Việc hỗ trợ thương mại điện tử tại các địa phương của Việt Nam còn rất kém, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa.

Các quy định quản lý thương mại điện tử tại Ấn Độ bị siết chặt
Các quy định quản lý thương mại điện tử tại Ấn Độ bị siết chặt

VOV.VN - Amazon và Flipkart (thuộc Walmart) sắp tới sẽ bị ảnh hưởng lớn khi Ấn Độ siết chặt các quy định về quản lý thương mại điện tử.

Các quy định quản lý thương mại điện tử tại Ấn Độ bị siết chặt

Các quy định quản lý thương mại điện tử tại Ấn Độ bị siết chặt

VOV.VN - Amazon và Flipkart (thuộc Walmart) sắp tới sẽ bị ảnh hưởng lớn khi Ấn Độ siết chặt các quy định về quản lý thương mại điện tử.

Cần chế tài xử lý việc phá hợp đồng giao dịch thương mại điện tử
Cần chế tài xử lý việc phá hợp đồng giao dịch thương mại điện tử

VOV.VN -Doanh nghiệp cho rằng, cần có một chế tài để hạn chế tình trạng khách hàng phá hợp đồng, bởi TMĐT cũng phải được coi là một giao dịch kinh tế. 

Cần chế tài xử lý việc phá hợp đồng giao dịch thương mại điện tử

Cần chế tài xử lý việc phá hợp đồng giao dịch thương mại điện tử

VOV.VN -Doanh nghiệp cho rằng, cần có một chế tài để hạn chế tình trạng khách hàng phá hợp đồng, bởi TMĐT cũng phải được coi là một giao dịch kinh tế.