Đóng góp của KHCN đối với nền kinh tế phải được định lượng cụ thể

VOV.VN - “Khoa học công nghệ cần có bộ tiêu chí đo lường pháp lý, chứ không thể dừng lại ở cách tiếp cận chung chung khuyến khích, đẩy mạnh, tăng cường…”

Phát biểu tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội chiều nay (30/10), đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) kiến nghị Chính phủ cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu có tính pháp lý về đóng góp của khoa học và công nghệ (KHCN) cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chứ không phải chỉ dừng lại ở cách tiếp cận chung chung như quan tâm, khuyến khích đẩy mạnh tăng cường…

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An)

Theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, báo cáo kinh tế xã hội tại nhiều kỳ họp luôn đề cập KHCN là yếu tố quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. Hằng năm, mặc dù ngân sách còn hạn hẹp nhưng nước ta đã dành một khoản nhất định trong tổng chi ngân sách đầu tư cho KHCN.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn chưa rõ chi ngân sách cho KHCN đã đạt hiệu quả gì? Bộ KH&CN đóng góp như thế nào vào kinh tế và phát triển kinh tế xã hội? Chính phủ đo lường hiệu quả của KHCN bằng phương pháp nào? Bằng cơ chế nào để đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân giám sát việc đầu tư hiệu quả của KHCN?

Về đầu tư và đóng góp của KHCN cho phát triển KT-XH, theo báo cáo của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường gửi đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, ngân sách dành cho KHCN năm 2019 là 32.666 tỷ đồng nếu chi đủ 2%. Trong đó chi sự nghiệp KHCN là 12.825 tỷ đồng. Số kinh phí còn lại là 19.841 tỷ đồng, chi cho đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, đối với số kinh phí chi cho đầu tư vào phát triển thì Bộ KH&CN không có số liệu báo cáo quyết toán từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT) và Bộ Tài chính.

Vấn đề này đã được đại biểu Quốc hội đề cập nhiều lần trong nhiều kỳ họp nhưng chưa có câu trả lời. Cử tri băn khoăn nếu không thống kê được số liệu chi đầu tư vào phát triển, thì có tính được hiệu quả KHCN không?

Cũng theo báo cáo của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, ngành KHCN đã đạt được một số kết quả như đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng (TFP) đạt 43,7% giai đoạn 2016-2018 và ước đạt 43,5% giai đoạn 2016-2020; Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao vào sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần trong những năm qua; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp thứ 42/129 quốc gia và xếp thứ 3 trong khối ASEAN.

Theo đại biểu đoàn Long An, một chỉ tiêu được đề cập nhiều hiện nay, được sử dụng rộng rãi bởi nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm đánh giá mức độ đóng góp của KHCN vào tăng trưởng kinh tế là năng suất nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng (TFP). Song chỉ tiêu này mới chỉ được đề cập trong nghị quyết về kế hoạch 5 năm mà chưa được đặt ra thành chỉ tiêu hằng năm và cũng chưa được Tổng cục Thống kê công bố. Điều này gây khó khăn cho công tác giám sát của đại biểu Quốc hội.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đã nêu rõ đề nghị đánh giá về thực trạng tác động của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế ngày 17/5/2019. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định trong bài viết trên báo Nhân Dân, ngành thống kê cần nghiên cứu phương thức đo lường và thống kê hiệu quả hoạt động KHCN theo các chuẩn mực quốc tế để có thể so sánh với những căn cứ nêu trên.

“Tôi kiến nghị Chính phủ cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu có tính pháp lý về vấn đề này chứ không phải chỉ dừng lại ở cách tiếp cận chung chung như quan tâm, khuyến khích đẩy mạnh tăng cường… Cần giao cho ngành KHĐT và ngành KHCN tham mưu xây dựng bộ chỉ tiêu này trở thành chỉ tiêu pháp lệnh đo lường được để nhất quán chỉ đạo từ trung ương”, đại biểu tỉnh Long An kiến nghị.

Đại biểu đoàn Long An cũng kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Kinh tế giám sát chuyên đề hoặc phiên giải trình trong năm 2020 về thực hiện Luật Thống kê, nhất là các chỉ tiêu thống kê./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình
Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình

VOV.VN - Chìa khóa để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình chính là đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình

Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình

VOV.VN - Chìa khóa để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình chính là đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Đột phá công nghệ nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ lúa gạo
Đột phá công nghệ nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ lúa gạo

VOV.VN - Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam.

Đột phá công nghệ nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ lúa gạo

Đột phá công nghệ nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ lúa gạo

VOV.VN - Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam.

Công nghệ lạc hậu khiến công nghiệp “ngốn” quá nhiều năng lượng
Công nghệ lạc hậu khiến công nghiệp “ngốn” quá nhiều năng lượng

VOV.VN - Các giải pháp về công nghệ mới cần được áp dụng để nâng cao hiệu suất tiết kiệm năng lượng và đẩy lùi các công nghệ cũ.

Công nghệ lạc hậu khiến công nghiệp “ngốn” quá nhiều năng lượng

Công nghệ lạc hậu khiến công nghiệp “ngốn” quá nhiều năng lượng

VOV.VN - Các giải pháp về công nghệ mới cần được áp dụng để nâng cao hiệu suất tiết kiệm năng lượng và đẩy lùi các công nghệ cũ.