Đồng loạt tăng cước 3G: Các nhà mạng có “thỏa thuận ngầm”?

VOV.VN - Theo TS Phạm Trí Hùng, Nhà nước cần yêu cầu các nhà mạng ngay lập tức chấm dứt hành vi tăng giá cước 3G vi phạm pháp luật.

Hiện dư luận đang rất bức xức về việc 3 nhà mạng là Viettel, MobiFone và Vinaphone đồng loạt tăng giá cước 3G (truy cập Internet bằng các thiết bị di động) cùng một thời điểm.

Dù tại buổi giao lưu trực tuyến ngày 17/10, cả 3 nhà mạng đều tăng giá nhấn mạnh rằng: tăng giá vào thời điểm này là do giá bán dưới giá thành. Tuy nhiên, lý do tăng giá chưa làm hài lòng người tiêu dùng…

Dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “thỏa thuận ngầm” giữa 3 nhà mạng trong việc này hay không? Phóng viên VOV online phỏng vấn TS Phạm Trí Hùng, Giảng viên Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, chuyên nghiên cứu về Luật Cạnh tranh.

PV: Thưa ông, bắt đầu từ ngày 16/10, cả 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone đã đồng loạt thông báo tăng giá cước 3G tới hơn 40%. Theo ông, việc tăng giá như vậy có hợp pháp hay không?

TS Phạm Trí Hùng: Theo tôi, việc tăng giá như vậy có thể được coi là vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. Cụ thể, đó là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá bán dịch vụ bất hợp lý theo Khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh năm 2004.

TS Phạm Trí Hùng, Giảng viên Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

Về mặt chủ thể, 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone đang chiếm hơn 95% thị phần viễn thông cả nước. Theo Khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh tranh, có thể được xác định đây là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

Về mặt hành vi, hành vi của 3 nhà mạng nói trên đã có đầy đủ các dấu hiệu được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 116 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh: Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;

b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá”.

Rõ ràng, không có biến động bất thường nhưng 3 nhà mạng đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để tăng giá cước 3G tới 40%.

PV: Nếu 3 doanh nghiệp Vinaphone, Viettel và Mobiphone đồng loạt tăng giá cước 3G là vi phạm Luật Cạnh tranh, theo ông cần xử lý như thế nào?

TS Phạm Trí Hùng: Việc xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đã được quy định rõ ràng trong pháp luật cạnh tranh. Cần lưu ý là hành vi này thuộc nhóm hành vi bị cấm tuyệt đối, nghĩa là bị nghiêm cấm trong mọi trường hợp, không được hưởng miễn trừ.

Nếu theo trình tự thủ tục tố tụng cạnh tranh, tự Cục Quản lý cạnh tranh, hoặc theo khiếu nại, ví dụ của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, sẽ ra quyết định điều tra vụ việc, sau đó chuyển cho Hội đồng cạnh tranh thành lập Hội đồng xử lý để xem xét vụ việc.

Theo Khoản 2 Điều 118 Luật Cạnh tranh, đối với hành vi vi phạm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

PV: Theo ông, trước mắt cần làm gì để xử lý tình trạng này?

TS Phạm Trí Hùng: Theo tôi, việc tiến hành xử lý theo thủ tục tố tụng cạnh tranh sẽ mất tương đối nhiều thời gian. Trước mắt, bằng biện pháp hành chính, cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thể yêu cầu các nhà mạng ngay lập tức chấm dứt hành vi tăng giá cước 3G vi phạm pháp luật, có giải trình phương án khắc phục hậu quả.

Qua vụ việc này cho thấy sự cần thiết của việc bổ sung vào Hiến pháp 1992 quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ cạnh tranh. 

Khoản 2 Điều 56 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được công bố để lấy ý kiến nhân dân là một bước tiến đáng kể, đặt nền tảng hiến định cho kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh (như hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền nêu trên) và chống cạnh tranh không lành mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam quy định trực tiếp về vai trò của Nhà nước trong bảo vệ cạnh tranh, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

Việc bổ sung vào Hiến pháp 1992 quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ cạnh tranh có ý nghĩa sâu sắc, nó sẽ là cơ sở pháp lý  cao nhất để không chỉ các doanh nghiệp mà cả các cơ quan nhà nước, Chính phủ cũng sẽ phải cân nhắc khi có những quyết định ảnh hưởng đến cạnh tranh và qua đó ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà mạng rục rịch tăng cước 3G
Nhà mạng rục rịch tăng cước 3G

Giá dịch vụ 3G sẽ được các nhà mạng điều chỉnh tăng lên bởi nhu cầu về băng thông tăng quá nhanh.

Nhà mạng rục rịch tăng cước 3G

Nhà mạng rục rịch tăng cước 3G

Giá dịch vụ 3G sẽ được các nhà mạng điều chỉnh tăng lên bởi nhu cầu về băng thông tăng quá nhanh.

Nhà mạng sắp tăng giá dịch vụ 3G
Nhà mạng sắp tăng giá dịch vụ 3G

Theo tính toán của các mạng, 3G của Việt Nam rẻ hơn 10 lần so với Trung Quốc và rẻ hơn 40 lần so với các nước Châu Âu.

Nhà mạng sắp tăng giá dịch vụ 3G

Nhà mạng sắp tăng giá dịch vụ 3G

Theo tính toán của các mạng, 3G của Việt Nam rẻ hơn 10 lần so với Trung Quốc và rẻ hơn 40 lần so với các nước Châu Âu.

Nhật quản lý huyết áp bệnh nhân thông qua mạng 3G
Nhật quản lý huyết áp bệnh nhân thông qua mạng 3G

Dịch vụ mới của Omron sẽ là công nghệ chăm sóc y tế nối mạng đầu tiên của thế giới.

Nhật quản lý huyết áp bệnh nhân thông qua mạng 3G

Nhật quản lý huyết áp bệnh nhân thông qua mạng 3G

Dịch vụ mới của Omron sẽ là công nghệ chăm sóc y tế nối mạng đầu tiên của thế giới.

Các nhà mạng muốn tăng cước 3G
Các nhà mạng muốn tăng cước 3G

Các nhà mạng cho rằng, giá cước 3G hiện nay quá rẻ so với chi phí mà nhà mạng đã đầu tư vào hạ tầng.

Các nhà mạng muốn tăng cước 3G

Các nhà mạng muốn tăng cước 3G

Các nhà mạng cho rằng, giá cước 3G hiện nay quá rẻ so với chi phí mà nhà mạng đã đầu tư vào hạ tầng.

Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?
Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?

Từ ngày 16/10 tới, giá cước 3G của cả ba nhà mạng lớn sẽ đồng loạt tăng trung bình 20%, trong đó có gói cước tăng đến 40%.

Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?

Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?

Từ ngày 16/10 tới, giá cước 3G của cả ba nhà mạng lớn sẽ đồng loạt tăng trung bình 20%, trong đó có gói cước tăng đến 40%.

Triều Tiên sắp mở cửa dịch vụ Internet 3G
Triều Tiên sắp mở cửa dịch vụ Internet 3G

(VOV) - Người nước ngoài tới Triều Tiên sắp được phép vào Twitter, dùng Skype và lướt web bằng điện thoại di động, iPad và các thiết bị khác.

Triều Tiên sắp mở cửa dịch vụ Internet 3G

Triều Tiên sắp mở cửa dịch vụ Internet 3G

(VOV) - Người nước ngoài tới Triều Tiên sắp được phép vào Twitter, dùng Skype và lướt web bằng điện thoại di động, iPad và các thiết bị khác.

Triều Tiên đẩy nhanh dịch vụ di động 3G
Triều Tiên đẩy nhanh dịch vụ di động 3G

(VOV) - Mạng di động tại Triều Tiên có tốc độ truy cập nhanh hơn nhiều so với trước đây.

Triều Tiên đẩy nhanh dịch vụ di động 3G

Triều Tiên đẩy nhanh dịch vụ di động 3G

(VOV) - Mạng di động tại Triều Tiên có tốc độ truy cập nhanh hơn nhiều so với trước đây.

Cước 3G tăng gần 20% từ 16/10
Cước 3G tăng gần 20% từ 16/10

Các nhà mạng sẽ đồng loạt điều chỉnh giá cước 3G, tùy thuộc từng gói mà có mức tăng hoặc giảm khác nhau.

Cước 3G tăng gần 20% từ 16/10

Cước 3G tăng gần 20% từ 16/10

Các nhà mạng sẽ đồng loạt điều chỉnh giá cước 3G, tùy thuộc từng gói mà có mức tăng hoặc giảm khác nhau.