Dự án BT biến tướng thành giao dịch ngầm giữa DN và quan chức

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến cảnh báo: Dự án BT có thể "biến tướng" thành giao dịch ngầm giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.

Dự án BT có khoảng trống pháp lý?

Góp ý tại phiên thảo luận ở Hội trường sáng nay (29/10) về một số nội dung liên quan đến ngân sách Nhà nước và đầu tư công, đại biểu Mai Sỹ Diến - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa - cho rằng, các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) đang có khoảng trống pháp lý.

Dẫn con số từ báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy 90% các dự án BT lựa chọn nhà đầu tư qua chỉ định thầu, ông Mai Sỹ Diến lo ngại dự án BT biến tướng thành giao dịch ngầm giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.
Dự án xây dựng cầu Đế Võng - một trong những dự án BT gây xôn xao dư luận ở Quảng Nam.

Đại biểu Mai Sỹ Diến cho hay, qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị thu hồi 4.515 tỷ đồng qua các dự án BT. Nhiều dự án, nhà đầu tư được giao nhiều khâu như lập dự án, lập dự toán đầu tư, thẩm định dự án, giám sát dự án… Điều này có thể dẫn đến không đảm bảo tính khách quan, gây thất thoát cho ngân sách.

Từ đó, ông Diến đặt câu hỏi việc thực hiện dự án BT chưa thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách? Có nên thực hiện tiếp hay không? Có cần thiết phải có thể chế mới về hình thức đầu tư này hay không? Chính phủ cần cân nhắc và báo cáo Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến

Trước đó, phát biểu trước Quốc hội chiều 26/10, đại biểu Ngô Sách Thực (đoàn Bắc Giang) nêu rõ: Việc phát huy nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển rất quan trọng. Vì vậy thông qua các hình thức đầu tư BT, BOT và công tư (PPP), mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế.

Theo đại biểu này, việc chỉ đạo dừng hình thức BT như vừa qua là đúng nhưng thời gian dừng quá dài. “Gốc của vấn đề là chưa tính được hết phần chênh lệch do giá đất tăng lên nhiều lần sau khi hoàn thiện hạ tầng”, ông Thực nói.

Tuy nhiên, đại biểu Ngô Sách Thực - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - lưu ý, việc dừng dài cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp, các dự án đang triển khai, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, niềm tin của người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Ngô Sách Thực (Ảnh: Quochoi.vn)

Do đó, Chính phủ cần tiếp tục tập trung chỉ đạo tháo gỡ, phát huy các hình thức đầu tư và khắc phục được những sơ hở để phòng chống tham nhũng và bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp, ông Thực kiến nghị.

Cần rà soát năng lực chủ đầu tư

Chỉ ra một số bất cập về đầu từ công, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) nhấn mạnh, quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công 3 năm qua còn nhiều bất cập, đó là sự lúng túng trong việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công, vẫn còn nhiều bất cập cần hoàn thiện… Tiến độ thực hiện dự án chưa sắp xếp rõ ràng, kéo dài dự án còn dàn trải.

Các địa phương đang rất lúng túng giữa một bên là nhu cầu nguồn vốn rất lớn và một bên là khả năng vốn thực tế. Vấn đề "con gà - quả trứng" phát sinh, lúng túng và chưa thống nhất ở khâu phát sinh trong danh mục xây dựng dự án đầu tư công. Cụ thể, khi xây dựng kế hoạch đầu tư công, các dự án đắp chiếu, đăng ký kế hoạch nguồn vốn có trước, nguồn vốn có sau… Khả năng cân đối nguồn vốn… còn mất nhiều thời gian.

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình

Ngoài ra, theo đại biểu đoàn Trà Vinh, 3 năm triển khai luật kế hoạch đầu tư công trung hạn cũng có một số lãng phí như lãng phí tại khâu xây dựng dự án, dự án không hiệu quả, đắp chiếu để đấy, lãng phí trong khâu bố trí vốn, thực hiện dự án dàn trải, lãng phí thời gian, lãng phí năng lực thi công của các nhà thầu… gây thất thoát vốn, đầu tư công.

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng, giải pháp cần liên quan đến nguồn lực, đồng thời đề nghị Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình thực hiện cơ cấu lại kinh tế, trong đó cơ cấu lại tỉ trọng mức tăng thu ngân sách… Thực hiện cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công. Thực hiện tính đúng, đủ chi phí, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, mở rộng các nguồn vốn đầu tư… Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của các cấp quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến luật đầu tư công nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, không tạo kẽ hở.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát về pháp luật trong đầu tư công, làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức làm sai quy định gây lãng phí về đầu tư công, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, làm thất thoát trong đầu tư công. Cần kiểm tra, rà soát năng lực chủ đầu tư, ban quản lý dự án…, ông Bình đề xuất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 dự án BT ở Hà Nội bị dừng thanh toán sẽ ra sao?
5 dự án BT ở Hà Nội bị dừng thanh toán sẽ ra sao?

VOV.VN - Bộ Tài chính cho rằng, hiện việc thanh toán cho các dự án BT vẫn đang chờ nghị định hướng dẫn.

5 dự án BT ở Hà Nội bị dừng thanh toán sẽ ra sao?

5 dự án BT ở Hà Nội bị dừng thanh toán sẽ ra sao?

VOV.VN - Bộ Tài chính cho rằng, hiện việc thanh toán cho các dự án BT vẫn đang chờ nghị định hướng dẫn.

Xử lý khoảng trống pháp lý về sử dụng tài sản công liên quan dự án BT
Xử lý khoảng trống pháp lý về sử dụng tài sản công liên quan dự án BT

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ra kết luận về việc xử lý khoảng trống pháp lý liên quan đến thực hiện Dự án BT.

Xử lý khoảng trống pháp lý về sử dụng tài sản công liên quan dự án BT

Xử lý khoảng trống pháp lý về sử dụng tài sản công liên quan dự án BT

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ra kết luận về việc xử lý khoảng trống pháp lý liên quan đến thực hiện Dự án BT.

Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng dùng quỹ đất thanh toán cho dự án BT
Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng dùng quỹ đất thanh toán cho dự án BT

Bộ Tài chính đề nghị UBND thành phố Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT.

Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng dùng quỹ đất thanh toán cho dự án BT

Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng dùng quỹ đất thanh toán cho dự án BT

Bộ Tài chính đề nghị UBND thành phố Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT.

Kiểm toán Nhà nước: Nhiều kẽ hở làm dự án BT gây thất thoát ngân sách
Kiểm toán Nhà nước: Nhiều kẽ hở làm dự án BT gây thất thoát ngân sách

VOV.VN - Kiểm toán Nhà nước cho rằng, các dự án BT thực chất là sử dụng vốn ngân sách nhà nước, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu...

Kiểm toán Nhà nước: Nhiều kẽ hở làm dự án BT gây thất thoát ngân sách

Kiểm toán Nhà nước: Nhiều kẽ hở làm dự án BT gây thất thoát ngân sách

VOV.VN - Kiểm toán Nhà nước cho rằng, các dự án BT thực chất là sử dụng vốn ngân sách nhà nước, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu...

GS Đặng Hùng Võ: Có nhiều lỗ hổng rất lớn ở khung pháp lý về dự án BT
GS Đặng Hùng Võ: Có nhiều lỗ hổng rất lớn ở khung pháp lý về dự án BT

VOV.VN - Những bất cập của dự án BT vẫn là câu chuyện “dài kỳ” khi hành lang pháp lý trong thực hiện các dự án này còn nhiều lỗ hổng.

GS Đặng Hùng Võ: Có nhiều lỗ hổng rất lớn ở khung pháp lý về dự án BT

GS Đặng Hùng Võ: Có nhiều lỗ hổng rất lớn ở khung pháp lý về dự án BT

VOV.VN - Những bất cập của dự án BT vẫn là câu chuyện “dài kỳ” khi hành lang pháp lý trong thực hiện các dự án này còn nhiều lỗ hổng.

Bộ Tài chính lý giải việc dừng dùng quỹ đất thanh toán dự án BT
Bộ Tài chính lý giải việc dừng dùng quỹ đất thanh toán dự án BT

VOV.VN - “Việc đề nghị dừng thanh toán các dự án thực hiện theo hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT) không phải là “tuýt còi” dự án”.

Bộ Tài chính lý giải việc dừng dùng quỹ đất thanh toán dự án BT

Bộ Tài chính lý giải việc dừng dùng quỹ đất thanh toán dự án BT

VOV.VN - “Việc đề nghị dừng thanh toán các dự án thực hiện theo hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT) không phải là “tuýt còi” dự án”.