Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải vay bổ sung 250 triệu USD

Việc vay bổ sung 250 triệu USD nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý việc vay bổ sung vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc trị giá 250,62 triệu USD để sử dụng cho dự án này. Đồng thời, Chính phủ cũng đồng ý điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để dự án đi vào khai thác thương mại trong năm 2016.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khẩn trương tổ chức điều chỉnh dự án, phối hợp các bộ ngành liên quan thẩm định việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở đó xác định số vốn đối ứng cụ thể cần bổ sung và bố trí theo tiến độ dự án.

Bộ GTVT chỉ đạo Chủ đầu tư và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án và tiến độ giải ngân đối với các nguồn vốn vay theo hai Hiệp định tín dụng đã ký với phía Trung Quốc theo đúng cam kết.

Một đoạn công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Internet)
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.

Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao hơn 13km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1,435m và 12 nhà ga trên cao; khu Depot (trạm bảo hành kỹ thuật) rộng 19,6ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ.

Ngày 10/10/2011, Bộ GTVT đã khởi công xây dựng toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Dự án này có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014 dự án được các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu).

Được biết số tiền 250,62 triệu USD được Thủ tướng đồng ý vay bổ sung từ phía Trung Quốc nói trên nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đảm bảo an toàn khi vận hành?
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đảm bảo an toàn khi vận hành?

VOV.VN - Việc thiết kế cao độ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được xem xét đầy đủ các yếu tố tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi khai thác.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đảm bảo an toàn khi vận hành?

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đảm bảo an toàn khi vận hành?

VOV.VN - Việc thiết kế cao độ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được xem xét đầy đủ các yếu tố tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi khai thác.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông uốn lượn là có chủ ý?
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông uốn lượn là có chủ ý?

VOV.VN - Đường sắt tại những nhà ga có độ dốc lên xuống để đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông uốn lượn là có chủ ý?

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông uốn lượn là có chủ ý?

VOV.VN - Đường sắt tại những nhà ga có độ dốc lên xuống để đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng.

Cận cảnh đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông uốn lượn như rắn
Cận cảnh đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông uốn lượn như rắn

VOV.VN -Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông nhiều đoạn dốc lên dốc xuống, tạo cảm giác “mấp mô” không bình thường.

Cận cảnh đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông uốn lượn như rắn

Cận cảnh đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông uốn lượn như rắn

VOV.VN -Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông nhiều đoạn dốc lên dốc xuống, tạo cảm giác “mấp mô” không bình thường.