Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sử dụng công nghệ Trung Quốc

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định công nghệ sử dụng cho tuyến đường sắt này đảm bảo mới nhất và hiện đại nhất hiện nay.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Đại biểu Đỗ Văn Đương đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM cho rằng, dự án triển khai quá chậm và đội vốn quá cao đồng thời không rõ dự án sử dụng công nghệ cũ hay mới? Tai nạn trong khi xây dựng đường sắt đã xảy ra và Bộ GTVT có cam kết nào khi đưa vào vận hành tuyến đường sắt này để đảm bảo an toàn?

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu và các cử tri và nhân dân cả nước. Dự án này luôn được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt cụ thể và sát sao của Bộ GTVT.

Theo đó, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sử dụng nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc do nhà thầu Trung Quốc thi công, đường tàu được thiết kế với tốc độ bình quân khoảng 40 km/h, cao nhất 60km/h. Dự án sử dụng công nghệ mới nhất của Trung Quốc.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công dự án, Bộ GTVT đã áp dụng các biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho người dân đi lại trong điều kiện giao thông đông đúc của thành phố. Tuy nhiên, vừa qua tại dự án này đã xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc Bộ GTVT đã tiến hành xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan và cho dừng dự án để tiến hành kiểm tra tổng thể toàn bộ dự án, khu vực nào đảm bảo an toàn mới cho thi công trở lại.

Để đảm bảo an toàn hơn cho dự án này không chỉ trong quá trình thi công còn đặc biệt chuẩn bị trong quá trình khai thác và vận hành sau này, Bộ GTVT cam kết khi dự án hoàn thành phải tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định của pháp luật, đúng thiết kể để đảm bảo tuyệt đối an toàn, lấy tiêu chuẩn an toàn là số một sau đó mới tính đến vấn đề hiệu quả.


Việt Nam sẽ triển khai xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam tốc độ trên 160 km/h (Ảnh: KT)
Sẽ có tuyến đường sắt khổ đôi 1.435 cm

Cũng tại phiên chất vấn, một số đại biểu cho rằng, để giảm tải cho vận tải đường bộ, Bộ GTVT cần có chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt, đặc biệt là tuyến đường sắt Bắc Nam. Đại biểu Phùng Văn Hùng, đoàn Cao Bằng cho rằng, ngành đường sắt từ nhiều năm nay vẫn tồn tại và phát triển với hệ thống đường ray khổ hẹp vậy trong thời gian tới cần phải có chiến lược phát triển thế nào để ngang tầm với khu vực. Đại biểu này cũng lo lắng cho ngành đường sắt một ngày nào đó khi không còn khách hàng bởi chất lượng phục vụ thấp, tốc độ không được cải thiện?

Đại biểu Trần Du Lịch. Ảnh: QT/VOV.VN

Tương tự, Đại biểu Trần Du Lịch, đoàn TP HCM cũng cho rằng, dự án đường sắt khổ đôi dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối 2025 nhưng chưa rõ hiện nay việc thực hiện như thế nào?

Giải đáp thắc mắc của các đại biểu, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, đối với hệ thống đường sắt Bắc Nam hiện nay, ở những đoạn đường cũ, Bộ GTVT đang thực hiện việc hiện đại hóa, sửa đổi những cung đường cong để nâng công suất và tốc độ chạy tàu đang từ 50 km – 60 km/h lên 80 km – 90km/h để tăng lưu lượng vận chuyển.

Đồng thời với việc khai thác hệ thống đường sắt hiện có, Bộ GTVT sẽ xây dựng tuyến đường sắt khổ đôi 1.435 cm ở vị trí mới với công suất thiết kế khoảng từ 160 km – dưới 200 km/h, tương xứng và phù hợp với việc phát triển của đất nước, đảm bảo lưu thông bằng đường sắt Bắc - Nam khoảng 10 tiếng.

Cho biết cụ thể về dự án này, Bộ trưởng Thăng khẳng định, trước mắt Bộ GTVT sẽ thực hiện việc phân kì đầu tư, sẽ chọn đầu tư tuyến Hà Nội - Vinh và TP HCM – Nha Trang đầu tư trước, sau đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện nợ công cho phép sẽ thực hiện việc xây dựng kết nối để kết nối đồng bộ giữa các phương thức vận tải với nhau, góp phần hỗ trợ cho nhau tăng mục tiêu giảm cước vận tải, từ đó khai thác được ưu thế của ngành đường sắt không chỉ giảm tải cho vận tải đường bộ mà còn thúc đẩy lưa thông liên kết giữa các vùng góp phần phát triển kinh tế - xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GTVT: 9 nguyên nhân đội vốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bộ GTVT: 9 nguyên nhân đội vốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN - Việc điều chỉnh một số hạng mục đã dẫn đến thay đổi tổng mức đầu tư tăng thêm 339,1 triệu USD so với mức được phê duyệt.

Bộ GTVT: 9 nguyên nhân đội vốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Bộ GTVT: 9 nguyên nhân đội vốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN - Việc điều chỉnh một số hạng mục đã dẫn đến thay đổi tổng mức đầu tư tăng thêm 339,1 triệu USD so với mức được phê duyệt.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Chưa có mặt bằng vì chủ đầu tư…
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Chưa có mặt bằng vì chủ đầu tư…

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện còn 3 km chưa giải phóng xong mặt bằng, số tiền cần giải ngân khoảng 70 tỷ đồng

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Chưa có mặt bằng vì chủ đầu tư…

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Chưa có mặt bằng vì chủ đầu tư…

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện còn 3 km chưa giải phóng xong mặt bằng, số tiền cần giải ngân khoảng 70 tỷ đồng

Năm 2015, phải xong tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Năm 2015, phải xong tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Đại diện Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, dự án đã bị chậm kế hoạch 3 đến 8 tháng so với tiến độ tổng thể chung. 

Năm 2015, phải xong tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Năm 2015, phải xong tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Đại diện Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, dự án đã bị chậm kế hoạch 3 đến 8 tháng so với tiến độ tổng thể chung. 

Gấp rút hoàn thành GPMB đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Gấp rút hoàn thành GPMB đường sắt Cát Linh-Hà Đông

VOV.VN - Các chủ đầu tư dự án cần triển khai thi công ngay hoặc lập hàng rào bảo vệ chống tái lấn chiếm.

Gấp rút hoàn thành GPMB đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Gấp rút hoàn thành GPMB đường sắt Cát Linh-Hà Đông

VOV.VN - Các chủ đầu tư dự án cần triển khai thi công ngay hoặc lập hàng rào bảo vệ chống tái lấn chiếm.

Bổ sung 400 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Bổ sung 400 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung số tiền này và đã được chấp thuận.

Bổ sung 400 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bổ sung 400 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung số tiền này và đã được chấp thuận.

Yêu cầu làm rõ việc tăng vốn Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Yêu cầu làm rõ việc tăng vốn Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN - Bộ GTVT đã có kiến nghị tăng thêm 339 triệu USD cho dự án này so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó.

Yêu cầu làm rõ việc tăng vốn Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Yêu cầu làm rõ việc tăng vốn Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN - Bộ GTVT đã có kiến nghị tăng thêm 339 triệu USD cho dự án này so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó.

Sẽ cưỡng chế GPMB tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Sẽ cưỡng chế GPMB tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Theo đại diện Ban GPMB Hà Nội, để đảm bảo tiến độ công trình, giải pháp cưỡng chế chế GPMB có thể được áp dụng.

Sẽ cưỡng chế GPMB tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Sẽ cưỡng chế GPMB tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Theo đại diện Ban GPMB Hà Nội, để đảm bảo tiến độ công trình, giải pháp cưỡng chế chế GPMB có thể được áp dụng.