Đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng-Trung Quốc tốn 100.000 tỷ đồng?

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tổng mức đầu tư 100.000 tỷ đồng mới là tạm tính. Hiện tuyến đường sắt mới dừng ở bước nghiên cứu quy hoạch, theo quy hoạch GTVT đường sắt đã được Chính phủ phê duyệt. Phía Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt này.

Tuyến đường sắt liên vận Hải Phòng - Lào Cai kết nối với Trung Quốc được Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu quy hoạch

Tuyến đường sắt được nghiên cứu xây dựng trên hành lang Đông - Tây, đi qua 8 tỉnh và thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng (kết thúc tại cảng Lạch Huyện). Từ Lào Cai kết nối với đường sắt Hà Khẩu của Trung Quốc, từ đó đi Trung Á, châu Âu. 

Cụ thể, hướng tuyến đường sắt mới này xuất phát từ ga Lào Cai hiện hữu, vượt sông Hồng, chạy dọc theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi theo hướng Nam sông Hồng về ga Đông Anh.

Rời khỏi ga Đông Anh, tuyến đường vượt đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, về Yên Viên, vượt sông Đuống đến huyện Gia Lâm (Hà Nội), qua khu vực Hưng Yên, chạy dọc theo đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa bàn tỉnh Hải Dương. Về khu vực Hải Phòng, tuyến đường tiếp tục chạy dọc theo đường cao tốc (không vào khu vực ga Hải Phòng hiện hữu), qua cầu Tân Vũ - Lạch Huyện tới cảng Lạch Huyện.

Quy hoạch diện tích sử dụng đất toàn dự án khoảng 1.654 ha. Trên tuyến có 73 cây cầu lớn với chiều dài hơn 130 km, 25 hầm dài 25 km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga. Dự báo năng lực vận tải là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. 

Hiện nay, tuyến đường sắt từ Lào Cai đến Hải Phòng có tiêu chuẩn và năng lực thấp, vận tốc trung bình là 50 km/h, vận tốc tối đa là 80 km/h. Đơn vị tư vấn đã nghiên cứu 2 phương án là cải tạo đường hiện có thành khổ lồng (thêm khổ đường 1.435 mm) và giữ nguyên hiện trạng tuyến cũ, xây dựng tuyến mới khổ tiêu chuẩn 1.435 mm. 

Qua phân tích ưu nhược điểm của từng phương án, tư vấn kiến nghị xây dựng tuyến mới với quy mô tuyến chính là đường sắt cấp I, đường đơn tốc độ chạy tàu thiết kế 160 km/h, loại hình dẫn kéo điện lực, sử dụng trạm đóng tự động để đảm bảo an toàn.

Đặc biệt, kinh phí cho việc nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được Chính phủ Trung Quốc viện trợ. Đơn vị tư vấn đã ước tính tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) khoảng 100.000 tỷ đồng.

Theo đơn vị tư vấn đề xuất, phương án phân kỳ chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2020 -2025 và bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt này vào giai đoạn sau năm 2025.   

Được biết, mới đây Bộ GTVT đã có các cuộc làm việc bước đầu với một số địa phương nằm trong quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đường sắt đô thị chậm tiến độ đội vốn nhưng vẫn được đề xuất đầu tư
Đường sắt đô thị chậm tiến độ đội vốn nhưng vẫn được đề xuất đầu tư

VOV.VN - Dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và TPHCM đều chậm tiến độ và đội vốn nhiều lần, tuy nhiên, Bộ GTVT và các địa phương chuẩn bị đầu tư 16 tuyến khác.

Đường sắt đô thị chậm tiến độ đội vốn nhưng vẫn được đề xuất đầu tư

Đường sắt đô thị chậm tiến độ đội vốn nhưng vẫn được đề xuất đầu tư

VOV.VN - Dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và TPHCM đều chậm tiến độ và đội vốn nhiều lần, tuy nhiên, Bộ GTVT và các địa phương chuẩn bị đầu tư 16 tuyến khác.

Đường sắt đô thị là giải pháp phương tiện giao thông phát thải thấp
Đường sắt đô thị là giải pháp phương tiện giao thông phát thải thấp

VOV.VN - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ Việt Nam giám sát lượng phát thải khí nhà kính của hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM.

Đường sắt đô thị là giải pháp phương tiện giao thông phát thải thấp

Đường sắt đô thị là giải pháp phương tiện giao thông phát thải thấp

VOV.VN - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ Việt Nam giám sát lượng phát thải khí nhà kính của hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM.

Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông kéo dài thêm 20 km đến Xuân Mai?
Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông kéo dài thêm 20 km đến Xuân Mai?

VOV.VN -Định hướng phát triển đường sắt, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch kéo dài tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến Xuân Mai với chiều dài khoảng 20km.

Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông kéo dài thêm 20 km đến Xuân Mai?

Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông kéo dài thêm 20 km đến Xuân Mai?

VOV.VN -Định hướng phát triển đường sắt, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch kéo dài tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến Xuân Mai với chiều dài khoảng 20km.