Đường vòng của nông sản

VOV.VN - Nông sản được mùa rớt giá, và ngay cả mất mùa cũng rớt giá, thị trường ngao miền Bắc: từ 17.000 - 18.000 đồng/kg.

Đã quá nhiều câu chuyện nông sản ở vùng sản xuất có giá “bèo” khiến người nông dân điêu đứng nhưng giá đến tay người tiêu dùng lại vẫn cao ngất ngưởng. Nguyên nhân là nông sản vẫn phải đi đường vòng để đến với người tiêu dùng.

Hệ thống phân phối yếu kém nên người nông dân luôn bị thiệt thòi (ảnh: Trube)

Nông sản được mùa rớt giá, và ngay cả mất mùa cũng rớt giá, như hiện trạng thị trường ngao miền Bắc: từ 17.000 - 18.000 đồng/kg, đến nay, giá ngao thương phẩm bán tại bãi dao động từ 11.000 - 13.000 đồng/kg. Giá ngao giống cũng giảm từ 4,8 triệu đồng/kg đầu vụ xuống còn 1,5 triệu đồng/kg.

Thế nhưng, tại các chợ đầu mối thủy hải sản ở các thành phố lớn, giá bán 1kg ngao luôn cao gấp đôi mức giá này. Điều tương tự cũng diễn ra với các mặt hàng nông sản khác. Rõ rệt nhất là muối. Kể cả thời điểm muối ế đến mức người làm muối không muốn thu hoạch vì tốn tiền bảo quản, ở thành phố, giá 1kg muối vẫn cao gấp 3 - 4 lần giá muối tại ruộng. Vì sao vậy? TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia trong lĩnh vực thị trường giá cả, phân tích: Nguyên nhân là hệ thống phân phối của nước ta quá nhiều tầng nấc và không chuyên nghiệp nên phần lớn chi phí đổ vào lưu thông, còn người nông dân được hưởng lợi rất ít. Hệ thống phân phối của nước ta đã quá lạc hậu so với sự phát triển của sản xuất và của nền kinh tế nói chung.

Theo TS. Ngô Kim Thanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hệ thống phân phối là một phần của hạ tầng thương mại. Khi hạ tầng thương mại yếu kém thì dù có đầu tư bao nhiêu cho hệ thống phân phối cũng không đem lại hiệu quả cốt lõi là đưa người sản xuất đến gần hơn với người tiêu dùng. “Hệ thống logistic (hay gọi nôm na là hạ tầng thương mại) của nước ta hiện quá yếu. Tất cả các chi phí logistic đều bị cộng vào giá bán sản phẩm. Do đó, nếu không có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa nhà bán lẻ và nhà logistic thì chi phí kinh doanh vẫn bị đội lên, người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao” - TS. Thanh nói.

Trong lúc hệ thống phân phối chưa hoàn thiện bị coi là nguyên nhân chính của việc giá mua vào và giá bán ra của nông sản bị chênh lệch quá lớn, các doanh nghiệp phân phối lại chia sẻ một khó khăn khác: sự thiếu chuyên nghiệp của tất cả các khâu, trong đó có tập quán sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, không theo mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn cũng là một cản trở đối với những doanh nghiệp có ý định gắn bó lâu dài hoặc xây dựng một vùng nguyên liệu ổn định.

Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái, cho biết: “Chúng tôi từng triển khai một số chương trình ký kết với nông dân, nhưng không dễ dàng vì nhà nông quen với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, không tuân thủ theo hợp đồng nên rất khó để chuyên nghiệp hóa từ sản xuất đến tiêu thụ. Theo tôi, chỉ khi nào tất cả các bên cùng quen với việc tuân thủ hợp đồng, làm việc một cách chuyên nghiệp mới cải thiện được tình trạng giá mua thì rẻ, giá bán thì đắt”.

Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương, thực trạng này đã kéo dài nhiều năm nay. Chính phủ đã đưa ra chương trình liên kết giữa các nhà nhưng đến nay hầu như vẫn chưa mang lại hiệu quả nào đáng kể. Cả nước có 450 siêu thị, 80 trung tâm thương mại, hơn 2.000 cửa hàng tiện lợi, trên 8.500 chợ truyền thống. Giá trị hàng hóa được lưu thông qua hệ thống phân phối hiện đại chiếm 15 - 20%. Hầu hết các mặt hàng trong chuỗi phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại đều được niêm yết giá. Còn các chợ truyền thống, các cửa hàng phân phối nhỏ lẻ thì không. Vì không được quản lý chặt chẽ, các nhà phân phối độc lập có thể nâng giá bán hoặc liên kết làm giá và nhiều khi nhà sản xuất cũng không thể can thiệp. Đây chính là một nguyên nhân khiến giá cả đầu vào và đầu ra có sự chênh lệch khá lớn.

TS. Phạm Tất Thắng phân tích: Nguyên nhân trước hết vẫn là hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối qua rất nhiều tầng nấc trung gian với nhiều đầu nậu ép giá đã khiến giá nông sản bị mua rẻ bán đắt. Nhưng sâu xa hơn là do nhà nông nước ta chưa sản xuất theo tín hiệu thị trường. Nó bắt nguồn từ quy hoạch ngành nông nghiệp không theo tín hiệu thị trường. Đầu tư cho nông nghiệp quá ít do chưa thu hút được nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thực trạng bị đội giá lên do phải đi đường vòng để đến được tay người tiêu dùng không chỉ diễn ra đối với nông sản mà với hầu hết các loại hàng hóa khác. Chi phí kinh doanh của mặt hàng gas lên tới xấp xỉ 150.000 đồng/bình, và toàn bộ chi phí này người tiêu dùng phải gánh chịu. Làm gì để khắc phục thực trạng này, đưa hàng hóa trở về đúng giá trị thực, để những người trực tiếp sản xuất hàng hóa được hưởng lợi từ chính thành quả của mình? Đây là một câu hỏi khó, nhưng không phải không có lời đáp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đích đến của nông sản Việt
Đích đến của nông sản Việt

VOV.VN-Muốn để nông sản Việt Nam được người tiêu dùng thế giới đón nhận thì cần thay đổi thói quen canh tác, chế biến sản phẩm.

Đích đến của nông sản Việt

Đích đến của nông sản Việt

VOV.VN-Muốn để nông sản Việt Nam được người tiêu dùng thế giới đón nhận thì cần thay đổi thói quen canh tác, chế biến sản phẩm.

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD
Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

VOV.VN-Kết quả này tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

VOV.VN-Kết quả này tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?
Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

VOV.VN-Muốn tăng giá trị nông sản, phải linh hoạt các mô hình sản xuất, phát huy sản xuất theo chuỗi giá trị, coi trọng maketing nông sản.

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

VOV.VN-Muốn tăng giá trị nông sản, phải linh hoạt các mô hình sản xuất, phát huy sản xuất theo chuỗi giá trị, coi trọng maketing nông sản.

Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?
Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, dùng các biện pháp phi thuế quan là giải pháp quan trọng.

Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?

Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, dùng các biện pháp phi thuế quan là giải pháp quan trọng.

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản
Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

VOV.VN- Tại tỉnh Long An, nhiều nông sản khi xây dựng được thương hiệu đã tăng giá trị và gia tăng lợi ích cho cả nông dân, doanh nghiệp.

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

VOV.VN- Tại tỉnh Long An, nhiều nông sản khi xây dựng được thương hiệu đã tăng giá trị và gia tăng lợi ích cho cả nông dân, doanh nghiệp.