EVN vẫn lỗ 26.235 tỷ đồng năm 2022 dù đã tiết giảm chi phí

VOV.VN - Năm 2022 chỉ số giá than, khí, dầu, đặc biệt than tăng hơn 3 lần, có thời điểm tăng 4-5 lần và giá dầu tăng 2 lần là những nguyên nhân lớn nhất khiến chi phí sản xuất điện tăng cao.

Tại buổi họp báo Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Bộ Công Thương tổ chức chiều 31/3, ông Trần Hồng Phương, Trưởng phòng Giá điện và phí, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 của EVN là 419.031,80 tỷ đồng; năm 2022 là 493.265,30 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ và quản lý ngành.

Trong đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,90 đồng/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021 (các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên).

Năm 2021, tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo chưa nối lưới điện quốc gia là 265,75 tỷ đồng. Tổng chi phí khâu phát điện là 339.387,95 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.506,40 đồng/kWh. So với năm 2020, chi phí khâu phát điện năm 2021 tăng 28.425,35 tỷ đồng.

Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 14.820,86 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 65,78 đồng/kWh. Tổng chi phí khâu phân phối-bán lẻ điện là 63.313,47 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối-bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 281,02 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu phụ trợ-quản lý ngành là 1.509,52 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ-quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,7 đồng kWh. Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo chưa nối lưới điện quốc gia là 265,75 tỷ đồng.

Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2021 là 225,30 tỷ kWh, tăng 3,85% so với năm 2020. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2021 là 418.056,49 tỷ đồng, tăng 5,87% so với năm 2020. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2021 là 1.855,57 đồng/kWh, tăng 1,94% so với năm 2020.

Tại họp báo, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho hay, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ hơn 36.294 tỷ đồng. “Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỷ đồng, do đó, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện (bao gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi…) năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác)”, ông Hòa nêu.

Theo kết quả kiểm tra, các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 bao gồm phần còn lại khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2019 với số tiền khoảng hơn 3.015 tỷ đồng; khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện năm 2020 với số tiền khoảng 4.566 tỷ đồng; khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện năm 2021 khoảng 3.702 tỷ đồng; khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện phát sinh năm 2022 khoảng 3.440 tỷ đồng.

Giải đáp thắc mắc của báo chí, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN cho hay, với khoản lỗ lớn như hiện nay việc cân đối tài chính của Tập đoàn rất khó khăn. Vì thế EVN cũng đã có đề xuất, trình Bộ Công Thương, các cấp có thẩm quyền, Chính phủ nhằm điều chỉnh giá điện.

“Năm 2022, chi phí đầu vào sản xuất điện tăng khá cao. Chỉ số giá than, khí, dầu, đác biệt than tăng hơn 3 lần, có thời điểm tăng 4-5 lần. Giá dầu tăng 2 lần… Đó là nguyên nhân lớn nhất khiến chi phí sản xuất điện tăng cao. Bản thân EVN cũng đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, thực hiện cắt giảm các khoản… tiết kiệm khoảng 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn tối ưu hệ thống vận hành.  Sau những nỗ lực như vậy, EVN còn lỗ hơn 26.000 tỷ đồng”, ông Nguyễn Xuân Nam cho hay.

Liên quan đến việc tăng giá điện, ông Trần Việt Hòa cho hay, theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, sẽ căn cứ vào thông số đầu vào, nếu thay đổi làm giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện sẽ được điều chỉnh.

Trong thời gian qua, EVN đã xây dựng những phương án để điều chỉnh giá điện và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã rà soát, kiểm tra các phương án của EVN và đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Theo đại diện Bộ Công Thương, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam; báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện; tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành.

Đồng thời, kết quả kiểm tra được thực hiện bởi Đoàn kiểm tra (bao gồm đại diện của các bộ, cơ quan, hiệp hội có liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EVN dừng huy động 172 MW của Trung Nam Ninh Thuận là chưa đúng
EVN dừng huy động 172 MW của Trung Nam Ninh Thuận là chưa đúng

VOV.VN - Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết điều này trên cơ sở báo cáo, trao đổi với các cơ quan về kiến nghị của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam liên quan đến Dự án Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam ở tỉnh Ninh Thuận.

EVN dừng huy động 172 MW của Trung Nam Ninh Thuận là chưa đúng

EVN dừng huy động 172 MW của Trung Nam Ninh Thuận là chưa đúng

VOV.VN - Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết điều này trên cơ sở báo cáo, trao đổi với các cơ quan về kiến nghị của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam liên quan đến Dự án Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam ở tỉnh Ninh Thuận.

Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng phương án giá bán lẻ điện theo đúng quy trình
Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng phương án giá bán lẻ điện theo đúng quy trình

VOV.VN - Việc điều chỉnh giá điện cần phải được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đúng quy định.

Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng phương án giá bán lẻ điện theo đúng quy trình

Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng phương án giá bán lẻ điện theo đúng quy trình

VOV.VN - Việc điều chỉnh giá điện cần phải được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đúng quy định.

EVN than lỗ đậm, chuyên gia đề xuất làm rõ các khoản thua lỗ
EVN than lỗ đậm, chuyên gia đề xuất làm rõ các khoản thua lỗ

VOV.VN - TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính: “EVN cần phải làm rõ ràng khoản lỗ trên 31.000 tỷ đồng là ở khâu nào? Do ai? Do giá mua điện cao khiến kinh doanh bị lỗ, hay lỗ do quá trình truyền tải gây thất thoát lớn hoặc khâu phân phối gây tổn hao và có hay không công tác quản lý yếu kém…"

EVN than lỗ đậm, chuyên gia đề xuất làm rõ các khoản thua lỗ

EVN than lỗ đậm, chuyên gia đề xuất làm rõ các khoản thua lỗ

VOV.VN - TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính: “EVN cần phải làm rõ ràng khoản lỗ trên 31.000 tỷ đồng là ở khâu nào? Do ai? Do giá mua điện cao khiến kinh doanh bị lỗ, hay lỗ do quá trình truyền tải gây thất thoát lớn hoặc khâu phân phối gây tổn hao và có hay không công tác quản lý yếu kém…"

EVN lại kêu lỗ lớn: Độc quyền ngành điện nhưng không thể tùy tiện tăng giá
EVN lại kêu lỗ lớn: Độc quyền ngành điện nhưng không thể tùy tiện tăng giá

VOV.VN - Với ngành kinh doanh độc quyền như ngành điện việc tăng giá 1% cũng cần cân nhắc, tránh trường hợp liên tục điều chỉnh.

EVN lại kêu lỗ lớn: Độc quyền ngành điện nhưng không thể tùy tiện tăng giá

EVN lại kêu lỗ lớn: Độc quyền ngành điện nhưng không thể tùy tiện tăng giá

VOV.VN - Với ngành kinh doanh độc quyền như ngành điện việc tăng giá 1% cũng cần cân nhắc, tránh trường hợp liên tục điều chỉnh.

EVN lỗ 31.000 tỷ đồng, liệu giá điện 2023 có tăng?
EVN lỗ 31.000 tỷ đồng, liệu giá điện 2023 có tăng?

VOV.VN - Để đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các bộ ngành đơn vị liên quan rà soát, đề xuất phương án giải quyết ngoài điều chỉnh giá điện.

EVN lỗ 31.000 tỷ đồng, liệu giá điện 2023 có tăng?

EVN lỗ 31.000 tỷ đồng, liệu giá điện 2023 có tăng?

VOV.VN - Để đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các bộ ngành đơn vị liên quan rà soát, đề xuất phương án giải quyết ngoài điều chỉnh giá điện.