G20 bàn giải pháp để chặn đà tăng trưởng thấp

VOV.VN - Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương trong khối G20 cho rằng, cần kết hợp nới lỏng tiền tệ với chính sách tài khóa hợp lý.

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa nhóm họp tại thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tuyên bố kết thúc, Hội nghị nhận định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ thấp hơn so với dự báo, do sự trì trệ của các nền kinh tế mới nổi và sự hồi phục yếu ớt của các nền kinh tế phát triển.

Từ “bong bóng chứng khoán” đến “phá giá tiền tệ”

“Nên từ bỏ mọi chính sách phá giá tiền tệ để cạnh tranh”. Đó là lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ - Jack Lew đưa ra trong phiên khai mạc Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 ngày 5/9 tại Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.

G20 bàn giải pháp để chặn đà tăng trưởng thấp. (Ảnh: Financialexpress).

Trong cuộc gặp người đồng nhiệm Trung Quốc Lâu Kế Vĩ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng, Bắc Kinh nên “để cho tỷ giá hối đoái phản ảnh trung thực nền tảng kinh tế, tránh bóp méo lâu dài tỷ giá hối đoái và nên từ bỏ mọi chính sách phá giá để cạnh tranh”.

Theo giới chức tài chính Mỹ, chính việc thả nổi đồng nhân dân tệ (NDT) theo cơ chế thị trường sẽ giúp nâng cao hơn nữa giá trị đồng tiền của Trung Quốc. Ngoài ra, ông Jack Lew còn cho rằng, Bắc Kinh cũng nên minh bạch hóa hơn nữa các chính sách tiền tệ của mình trên thị trường toàn cầu.

Lời phê phán trên được đưa ra trong bối cảnh hồi tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc PBOC) đã bất ngờ phá giá đồng NDT để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trường thế giới.

Thống đốc PBOC, Chu Tiểu Xuyên đã nhiều lần nhắc đến sự “tan vỡ” của thị trường chứng khoán của nước này khiến các giải pháp đối phó được đưa ra. Các kế hoạch đầu tư vào hạ tầng cơ sở gặp khó khăn, thị trường mất đi một số động lực phát triển, khiến thị trường chứng khoán biến động bất thường.

Thủ tướng nước chủ nhà ông Davutoglu nói: “Các thị trường tài chính toàn cầu đang có những biến động lớn và những rủi ro mới đang xuất hiện: (1) biến động tài chính gây ra một số vấn đề nhất định trong việc lên kế hoạch đầu tư, cũng như gây khó khăn cho các dự án hạ tầng; (2) sự phục hồi với tốc độ chậm nhưng khá vững chắc tại các nền kinh tế tiên tiến”.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho rằng nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước mới nổi, đang phải chịu sự tác động lớn hơn dự đoán từ sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, thị trường tài chính biến động và thị trường nguyên liệu thô không ổn định cũng khiến triển vọng kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm nay không mấy sáng sủa.

Cần kết hợp “nới lỏng tiền tệ” với “chính sách tài khóa hợp lý”

Trong bối cảnh hiện nay, IMF bày tỏ quan ngại về khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể điều chỉnh lãi suất vào cuối năm nay như đã thông báo, nếu điều này xẩy ra “có thể dẫn đến tình trạng rút vốn ồ ạt khỏi các nền kinh tế mới nổi và khiến giá cả đồng USD càng tăng cao hơn.

Vì thế, để khắc phục nguy cơ này, IMF kêu gọi các nước phát triển cần duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, đồng thời với các chính sách tài khóa hợp lý.

Các quan chức nhiều nước G20, như Nhật Bản, Ấn Độ… đều khẳng định những biến động mạnh của thị trường Trung Quốc thời gian gần đây cùng các tác động của nó đã buộc Hội nghị lần này phải quan tâm đến hệ thống an ninh kinh tế toàn cầu.

Đại diện Ấn Độ cho biết, đã đề nghị các thành viên G20 xem xét những phương hướng hợp tác trong thời gian tới, như phát triển một hệ thống an ninh toàn cầu để bảo vệ các quốc gia khỏi các tác động tiêu cực xuất phát từ biến động mạnh của một quốc gia nào đó, như Trung Quốc vừa qua.

Nước chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Hội nghị dành nhiều thời gian để thảo luận giải pháp đảm bảo sự tăng trưởng toàn diện và mạnh mẽ, thông qua những hành động tập thể mang tính quyết định.

Hội nghị cũng đã xem xét lại tiến trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng chiến lược của G20 và đánh giá chiến lược đầu tư trong thời gian tới, nhất là thảo luận hai vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế - xã hội là tình trạng gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng trong xã hội.

Gắn cải cách tiền tệ với cơ cấu lại kinh tế

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm G20 cũng nhất trí, không cần thiết phải quá lo lắng về tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc vì chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục cải cách thị trường tài chính.

Hội nghị Nhóm G20 cũng đi đến nhất trí rằng, quá tập trung vào chính sách tiền tệ sẽ không mang đến tăng trưởng cân bằng. Vì thế, các chuyên gia tài chính kêu gọi cần đẩy nhanh cải cách cơ cấu kinh tế.

Trong tuyên bố chung, Hội nghị đã cam kết hành động quyết đoán hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kiềm chế các động thái tiền tệ gây bất ổn như Trung Quốc đã làm vừa qua, và tuyên bố khẳng định sẽ có những hành động quyết liệt nhằm duy trì đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Tuyên bố không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cam kết sẽ kiềm chế việc phá giá tiền tệ nhằm đạt lợi thế cạnh tranh và chống lại mọi hình thức của “chủ nghĩa bảo hộ”.

Nhóm G20 cũng cam kết “điều chỉnh một cách cẩn trọng và truyền đạt rõ ràng những hành động của Nhóm... nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực, bất ổn và thúc đẩy sự minh bạch” và bảo đảm rằng “các nền kinh tế chủ chốt phấn đấu đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa”.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết các nước tham gia TPP đã thảo luận về sự cần thiết phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) gồm 12 nước nhằm sớm hoàn tất Hiệp định này.

Như vậy, sau cơn “Tài chấn” tại Trung Quốc, Hội nghị của giới lãnh đạo Tài chính và Thống đốc ngân hàng G20 đã kịp thời nhận định, đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, có các giải pháp tích cực và kiên quyết, nhằm chặn đà suy giảm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu được cho là kịp thời.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu và dư luận cho rằng, hiệu quả thực sự của các giải pháp được cho là tích cực, kiên quyết hiện vẫn còn đang ở phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vấn đề nợ Hy Lạp chi phối cuộc họp G20
Vấn đề nợ Hy Lạp chi phối cuộc họp G20

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin cho rằng Hy Lạp phải tôn trọng các quy tắc của Liên minh châu Âu.

Vấn đề nợ Hy Lạp chi phối cuộc họp G20

Vấn đề nợ Hy Lạp chi phối cuộc họp G20

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin cho rằng Hy Lạp phải tôn trọng các quy tắc của Liên minh châu Âu.

Hội nghị G20: Lo lắng bất đồng giữa Hy Lạp và bộ ba chủ nợ
Hội nghị G20: Lo lắng bất đồng giữa Hy Lạp và bộ ba chủ nợ

VOV.VN - Ngoài các vấn đề kinh tế thế giới, vấn đề nợ công của Hy Lạp cũng trở thành chủ đề nóng được đề cập tại hội nghị.

Hội nghị G20: Lo lắng bất đồng giữa Hy Lạp và bộ ba chủ nợ

Hội nghị G20: Lo lắng bất đồng giữa Hy Lạp và bộ ba chủ nợ

VOV.VN - Ngoài các vấn đề kinh tế thế giới, vấn đề nợ công của Hy Lạp cũng trở thành chủ đề nóng được đề cập tại hội nghị.

G20 chỉ trích Mỹ trì hoãn cải tổ Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF
G20 chỉ trích Mỹ trì hoãn cải tổ Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF

VOV.VN - Việc cải tổ IMF đã bị trì hoãn suốt 5 năm qua khi quốc hội Mỹ phong tỏa không đưa ra bỏ phiếu thông qua.

G20 chỉ trích Mỹ trì hoãn cải tổ Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF

G20 chỉ trích Mỹ trì hoãn cải tổ Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF

VOV.VN - Việc cải tổ IMF đã bị trì hoãn suốt 5 năm qua khi quốc hội Mỹ phong tỏa không đưa ra bỏ phiếu thông qua.

G20 sôi nổi nguy cơ vỡ “bong bóng chứng khoán” Trung Quốc
G20 sôi nổi nguy cơ vỡ “bong bóng chứng khoán” Trung Quốc

VOV.VN -Hôm qua (5/9), Thủ tướng Thổ Nhĩ Kì cho biết, biến động tại các thị trường chứng khoán toàn cầu nhất là Trung Quốc khiến thế giới lo ngại.

G20 sôi nổi nguy cơ vỡ “bong bóng chứng khoán” Trung Quốc

G20 sôi nổi nguy cơ vỡ “bong bóng chứng khoán” Trung Quốc

VOV.VN -Hôm qua (5/9), Thủ tướng Thổ Nhĩ Kì cho biết, biến động tại các thị trường chứng khoán toàn cầu nhất là Trung Quốc khiến thế giới lo ngại.

G20 dự kiến thông qua Tuyên bố chung
G20 dự kiến thông qua Tuyên bố chung

VOV.VN - Tuyên bố chung có điểm đáng chú ý với cam kết hành động quyết đoán trong chính sách tiền tệ và tài khóa nếu cần.

G20 dự kiến thông qua Tuyên bố chung

G20 dự kiến thông qua Tuyên bố chung

VOV.VN - Tuyên bố chung có điểm đáng chú ý với cam kết hành động quyết đoán trong chính sách tiền tệ và tài khóa nếu cần.

Nền kinh tế nhóm G20 đang phục hồi song không đồng đều
Nền kinh tế nhóm G20 đang phục hồi song không đồng đều

VOV.VN - Nhóm G20 nhận định, những rủi ro cho nền kinh tế đã giảm bớt, với sự cải thiện tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước.

Nền kinh tế nhóm G20 đang phục hồi song không đồng đều

Nền kinh tế nhóm G20 đang phục hồi song không đồng đều

VOV.VN - Nhóm G20 nhận định, những rủi ro cho nền kinh tế đã giảm bớt, với sự cải thiện tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước.

G20 cần tăng đầu tư xử lý khủng hoảng năng lượng ở châu Phi
G20 cần tăng đầu tư xử lý khủng hoảng năng lượng ở châu Phi

VOV.VN - Trong khi châu Phi thiếu điện trầm trọng thì các nước nhóm G20 tiêu thụ hơn 80% năng lượng của thế giới.

G20 cần tăng đầu tư xử lý khủng hoảng năng lượng ở châu Phi

G20 cần tăng đầu tư xử lý khủng hoảng năng lượng ở châu Phi

VOV.VN - Trong khi châu Phi thiếu điện trầm trọng thì các nước nhóm G20 tiêu thụ hơn 80% năng lượng của thế giới.