Gần 21.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp

VOV.VN - Việc đầu tư nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020.

Chương trình nhằm mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng cơ bản để kêu gọi, xúc tiến, đặc biệt là thu hút và triển khai mạnh mẽ các dự án đầu tư quy mô lớn; phát triển các ngành, lĩnh vực tại các khu vực ven biển, cửa khẩu và các khu vực khác có tiềm năng; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, hỗ trợ phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất; hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Đầu tư hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 cần đến gần 21.000 tỷ đồng.
Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành từ 200 - 250 km đường giao thông chính, công trình thoát nước, xử lý nước thải tập trung với công suất từ 13.000 đến 14.000 m3/ngày đêm, hạ tầng kỹ thuật và xã hội các khu tái định cư với tổng diện tích từ 150 - 200 ha của 16 khu kinh tế ven biển, trong đó tập trung chủ yếu cho 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm có các dự án quy mô lớn đang và dự kiến triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020.

Hoàn thành từ 200 - 220 km đường giao thông, công trình xử lý nước thải tập trung với công suất từ 300 - 400 m3/ngày đêm, xây dựng khoảng từ 8 - 10 km đường dây điện, san nền từ 60 - 80 ha, xây dựng từ 3 - 5 km hệ thống kè sạt lở, hoàn thành từ 8.000 - 10.000 m2 diện tích nhà làm việc chuyên ngành, bãi kiểm hóa, kho tàng bến bãi cho 21 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó tập trung cho 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.

Đầu tư hoàn thành từ 80 - 100 km đường giao thông, từ 15 - 20 công trình xử lý nước thải tập trung với công suất từ 40.000 - 45.000 m3/ngày đêm cho từ 35 - 40 khu công nghiệp và từ 30 - 35 cụm công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đầu tư hoàn thành rà phá bom mìn cho diện tích từ 550 - 600 ha, san lấp từ 800 - 850 ha mặt bằng, từ 80 - 85 km đường giao thông, hệ thống mương dẫn và thoát nước mưa, nước thải đã qua xử lý dài khoảng 3,5 - 4 km, nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 3.500 - 4.000 m3/ngày đêm, hệ thống cấp điện dài 3,5 - 4 km, xây dựng trạm biến áp 22/0,4 KVA cho 3 khu công nghệ cao.

Đầu tư hoàn thành 150 - 200 ha san lấp mặt bằng, 35 - 40 km đường giao thông, hệ thống mương dẫn và thoát nước mưa, nước thải đã qua xử lý dài khoảng 10 - 12 km, xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 2.200 -  2.500 m3/ngày đêm, hệ thống cấp điện dài 60 - 80 km cho 6 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chương trình có 5 dự án thành phần gồm: Đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển; đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đầu tư hạ tầng khu công nghệ cao; đầu tư hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 20.982,02 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương là 16.676,61 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn). Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác là 4.215,41 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước cho các công trình/dự án thuộc Chương trình trong trung hạn 2016 - 2020 và hàng năm; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát và tổng hợp các công trình/dự án thuộc chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu kêu khó
Các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu kêu khó

VOV.VN - Nhiều chủ đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, khó khăn lớn nhất là thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.

Các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu kêu khó

Các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu kêu khó

VOV.VN - Nhiều chủ đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, khó khăn lớn nhất là thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.

TP HCM xây khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp
TP HCM xây khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp

VOV.VN - Với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, TP HCM tin tưởng hoạt động khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo sẽ đạt nhiều kết quả cao hơn.

TP HCM xây khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp

TP HCM xây khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp

VOV.VN - Với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, TP HCM tin tưởng hoạt động khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo sẽ đạt nhiều kết quả cao hơn.

Khởi công Khu Công nghiệp Deep C III trị giá 5.400 tỷ đồng
Khởi công Khu Công nghiệp Deep C III trị giá 5.400 tỷ đồng

VOV.VN - Ngày 5/10, Lễ động thổ Khu công nghiệp Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng (Deep C III) đã được tổ chức tại đảo Cát Hải, TP. Hải Phòng.

Khởi công Khu Công nghiệp Deep C III trị giá 5.400 tỷ đồng

Khởi công Khu Công nghiệp Deep C III trị giá 5.400 tỷ đồng

VOV.VN - Ngày 5/10, Lễ động thổ Khu công nghiệp Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng (Deep C III) đã được tổ chức tại đảo Cát Hải, TP. Hải Phòng.