Gắn thế mạnh nông nghiệp từng địa phương thành thế mạnh chung của vùng

VOV.VN - Các tỉnh trong vùng có tính chất chung của vùng, thế mạnh chung của vùng gắn với thế mạnh của địa phương, không phát triển nhỏ lẻ.

Hôm nay (20/9), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020.

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 Vùng trung du và miền núi phía Bắc đã có sự phát triển ấn tượng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo ra bức tranh rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020. (Ảnh: Nông nghiệp).

Theo đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đạt bình quân 4,87%/năm; trong khi cả nước là 4,6%. Nhiều dự án thủy lợi được đầu tư, xây mới, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp của vùng đã góp phần cấp nước ổn định, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân trong vùng, giảm lũ cho vùng hạ du, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh đã áp dụng chuyển đổi mô hình nông nghiệp, có diện tích vùng chuyên canh cây ăn quả lớn khoảng 80.000 ha, mỗi năm thu hoạch 410.000 tấn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến năm 2020, quy mô diện tích cây ăn quả của Sơn La sẽ là 100.000 ha và sản lượng ước đạt 1 triệu tấn. Diện tích như vậy cho thấy cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La có hướng phát triển và hướng đi khá an toàn và phát triển toàn diện cây ăn quả.

“Để làm được điều này, Sơn La phải tập trung tổ chức sản xuất, chuyển tư tưởng, nhận thức từ hộ nông dân, hợp tác xã đến cả hệ thống chính trị. Quyết tâm cao ở đây chính là sự nói và làm, tham gia chỉ đạo trong từng khâu sản xuất, tập trung quyết liệt và người làm quyết liệt”, ông Công khẳng định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 37 tại các địa phương còn bộc lộ tồn tại, hạn chế như sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún; đổi mới trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp, cơ chế chính sách đặc thù cho vùng thiếu nguồn lực thực hiện nên hiệu quả chưa cao; hộ nghèo của vùng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất nước…

Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang kiến nghị, cần có chính sách riêng cho đồng bào dân tộc, đầu tư phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng mang bản sắc dân tộc và cây dược liệu.

“Vì khó khăn nên mới phải xây dựng chính sách đặc thù. Nhưng các Bộ ngành trung ương lại trả lời rất rõ là không có chính sách đặc thù, chính sách chung là như thế. Nhiều người cho rằng phải xây dựng chính sách đặc thù cho từng vùng nhưng xây dựng lên thì tắc luôn”, ông Vinh cho hay.

“Tôi nghĩ không có chính sách đặc thù mà có nghĩa từng tỉnh vận dụng việc này như thế nào. Ví như Hà Giang vận dụng tín dụng hóa trong nông nghiệp ra sao hoặc làm sản phẩm đặc thù của địa phương, triển khai đồng loạt tất cả các biện pháp tổng hợp, chỉ đạo đến nơi đến chốn thì vận dụng rất tốt”, ông Vinh nhấn mạnh.

Với mục tiêu phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương cần chú trọng vào các sản phẩm có lợi thế so sánh, những sản phẩm mang tính hiệu quả kinh tế cao gắn với xã hội và môi tường, từng bước tái cơ cấu lại nông nghiệp… Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với chất lượng và quy mô ngày càng cao hơn.

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Tổng kết Nghị quyết 37 riêng về lĩnh vực nông lâm nghiệp là đánh giá lại kết quả đạt được, nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong 15 năm qua trong lĩnh vực này để rút kinh nghiệm và tiếp tục phát triển.

“Sau tổng kết, các địa phương đều đề nghị Bộ Chính trị cần có Nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Các chính sách đối với vùng này cần rất cụ thể mang tính đặc thù và đặc biệt có chính sách về cơ sở hạ tầng, giao thông, từ đó kết nối được các tỉnh trong vùng, không những phát triển nhỏ lẻ nữa mà phải có tính chất chung của vùng, thế mạnh chung của vùng gắn với thế mạnh của địa phương”, ông Doanh nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam phấn đấu thành trung tâm chuyên sâu về nông sản thế giới
Việt Nam phấn đấu thành trung tâm chuyên sâu về nông sản thế giới

VOV.VN - Để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Châu Âu, cần áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất.

Việt Nam phấn đấu thành trung tâm chuyên sâu về nông sản thế giới

Việt Nam phấn đấu thành trung tâm chuyên sâu về nông sản thế giới

VOV.VN - Để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Châu Âu, cần áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất.

CPTPP là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt-Nhật
CPTPP là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt-Nhật

VOV.VN - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nhận định tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản tổ chức tại Hà Nội sáng 19/9.

CPTPP là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt-Nhật

CPTPP là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt-Nhật

VOV.VN - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nhận định tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản tổ chức tại Hà Nội sáng 19/9.

Hỗ trợ sản xuất nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu
Hỗ trợ sản xuất nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu

VOV.VN - Để bền vững hóa nông nghiệp nhanh, hiệu quả nhất là áp dụng các công nghệ tiên tiến cải thiện an toàn thực phẩm, hiệu suất và truy xuất nguồn gốc.

Hỗ trợ sản xuất nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu

Hỗ trợ sản xuất nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu

VOV.VN - Để bền vững hóa nông nghiệp nhanh, hiệu quả nhất là áp dụng các công nghệ tiên tiến cải thiện an toàn thực phẩm, hiệu suất và truy xuất nguồn gốc.