Gánh nặng thủ tục và chi phí “hành” doanh nghiệp đến bao giờ?

VOV.VN - Nhiều thủ tục và chi phí bất hợp lý đang là gánh nặng cho DN, vì thế cần có các giải pháp mạnh để dẹp bỏ các thủ tục và chi phí không cần thiết hành DN

“Rừng” thủ tục hành doanh nghiệp

Dù đã có nhiều cải thiện, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) vẫn còn nhiêu khê, ỳ ạch và thiếu linh hoạt, khiến DN bị thiệt hại... những thủ tục tưởng chừng đơn giản nhưng lại bị kéo dài thời gian thực hiện một cách khó giải thích.

“Công ty tôi gần đây có thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh, cụ thể thay đổi hình thức của DN từ TNHH sang cổ phần. Làm hồ sơ phải ký rất nhiều loại giấy tờ, thực sự rất phiền phức. Số giấy tờ đó nếu chỉ đọc không cũng mất rất nhiều thời gian rồi. Chúng tôi làm phải mất hơn 1 tháng mới nhận được quyết định để chuyển loại hình DN”, ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và thiết bị BILICO cho biết.

Doanh nghiệp "sống mòn" với gánh nặng thủ tục và chi phí (Ảnh minh họa: KT)

Bên cạnh đó, còn nhiều quy định chưa thống nhất, không đồng bộ giữa các luật, dẫn đến chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý giữa cơ quan thẩm định và phê duyệt. Hoặc có quy định giống nhau chỉ cần thực hiện 1 lần, song, trên thực tế, DN vẫn phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần qua nhiều năm.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam cho biết, công ty của bà chuyên kinh doanh nông sản thực phẩm. Trước kia trong Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ghi là đủ điều kiện để kinh doanh hàng nông sản thực phẩm nhưng bây giờ lại ghi rõ là đủ điều kiện để kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, trứng, rau củ quả. Có nghĩa là doanh nghiệp bị giới hạn trong phạm vi đó, nếu muốn kinh doanh mới lại phải làm thủ tục xin phép cơ quan có thẩm quyền.

“Theo quy trình hàng năm chúng tôi phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế, tuy nhiên, Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế quy định chỉ có hạn 1 năm trong khi những giấy của nhà sản xuất đôi khi có hạn từ 3-5 năm. Việc đăng ký Giấy phép nhập khẩu mất 3-8 tuần và DN phải làm việc này hàng năm, số lượng giấy tờ đôi khi lặp lại từ năm nay qua năm khác. Việc này không chỉ gây mất thời gian mà còn tốn chi phí cho DN”, anh Lê Anh Quân, Phó Giám đốc Công ty TNHH Việt Phan cho biết.

Cùng với đó, cách hiểu luật, quy trình thực thi luật cũng như sự chồng chéo, thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật cũng khiến cho DN gặp khó.

“Tôi thấy các thủ tục hành chính hiện nay còn rất chồng chéo. Sự cải thiện trong môi trường kinh doanh cũng có nhưng vẫn chưa được trọn vẹn, thậm chí còn mang tính chất nửa vời”, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng thẳng thắn nói.

Đó chỉ là số ít trong những khó khăn và vướng mắc mà DN hiện nay đang mắc phải. Những khó khăn về thủ tục không chỉ gây mất thời gian cho DN mà còn gây tốn kém, phát sinh nhiều chi phí không đáng có.

Lợi nhuận “teo tóp” vì chi phí

Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí làm các thủ tục hành chính, thuế, phí, lệ phí… còn cao trong cơ cấu chi phí chung của DN. Một số quy định về thủ tục hành chính còn chồng chéo, phức tạp, làm gia tăng thời gian và chi phí của DN.

Ông Nguyễn Văn Thân cho biết, mặc dù chi phí cho các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu, khai báo thuế, hải quan… đang có xu hướng giảm, nhưng đối với các khoản chi phí cho việc tiếp cận dịch vụ công như xin cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, đấu thầu, đánh giá tác động môi trường, tiếp cận vốn ngân hàng… vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Ảnh: KT)
Bên cạnh đó, DN còn thường xuyên bị kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực thuế, lao động, môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy… Ông Thân cho rằng, chi phí chính thức và không chính thức còn cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của DN, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.

“Nếu các chi phí không chính thức không được đẩy lùi, sẽ gây muôn vàn khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia, làm hỏng bộ máy, giảm niềm tin của nhân dân”, ông Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh.

Với những lo lắng, vướng mắc DN đang gặp phải từ thủ tục và chi phí, điều DN mong muốn nhất hiện nay chính là bước tiến về thể chế, chính sách để có thể giải quyết được các vấn đề còn mâu thuẫn trong các văn bản dưới luật hay chính sách ban hành chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Mặt khác, DN cũng mong chờ những cải thiện từ phía cơ quan công quyền, giảm thủ tục hành chính…

Theo ông Ngô Văn Điểm, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, chi phí đầu vào cao không những ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia mà nó ảnh hưởng đến khả năng cũng như năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, bởi chi phí cao sẽ khiến lợi nhuận thấp, doanh nghiệp khó có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chi phí cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của người dân, do đó đời sống khó được cải thiện.

“Phải cắt giảm các giấy phép con cũng như thủ tục rườm rà, bất hợp lý. Chính phủ cần rà soát và tự mình cắt giảm, điều này đòi hỏi dũng khí và quyết tâm chính trị rất lớn mới làm được. Bên cạnh đó, phải có biện pháp kiểm tra xem các bộ, ngành có cài cắm những quy định bất hợp lý không. Để thực hiện việc này cần 1 tổ tư vấn độc lập tư vấn cho Thủ tướng”, ông Ngô Văn Điểm, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam nêu ý kiến.

Theo ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội: “Thông tin về quy hoạch, các chỉ số, thủ tục hành chính… cần công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị cần phải nâng cao năng lực làm việc của mỗi cán bộ công chức trong bộ máy công quyền”.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển, trước hết, phải đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật kinh doanh, đảm bảo các yếu tố đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định, cần thiết, hợp lý và hiệu quả. Đặc biệt, cần thiết lập cơ chế, bộ máy độc lập về kiểm soát chất lượng thể chế kinh doanh và giám sát trách nhiệm thi hành pháp luật của các bộ, ngành và địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

50% doanh nghiệp châu Âu muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
50% doanh nghiệp châu Âu muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

VOV.VN - Đây là thông tin do Eurocham đưa ra tại họp báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tổ chức hôm nay 8/3, tại Hà Nội.

50% doanh nghiệp châu Âu muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

50% doanh nghiệp châu Âu muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

VOV.VN - Đây là thông tin do Eurocham đưa ra tại họp báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tổ chức hôm nay 8/3, tại Hà Nội.

Cả nước có thêm hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới
Cả nước có thêm hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới

VOV.VN - 2 tháng đầu năm 2018, cả nước có 18.703 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 197,3 nghìn tỷ đồng.

Cả nước có thêm hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới

Cả nước có thêm hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới

VOV.VN - 2 tháng đầu năm 2018, cả nước có 18.703 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 197,3 nghìn tỷ đồng.

FTA thế hệ mới: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
FTA thế hệ mới: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Hóa giải những bất lợi sẽ tạo ra nhiều lợi thế và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

FTA thế hệ mới: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

FTA thế hệ mới: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Hóa giải những bất lợi sẽ tạo ra nhiều lợi thế và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Xóa rào cản về hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Xóa rào cản về hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

VOV.VN -Năm 2017, ngành Hải quan đã có những cải cách quan trọng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh VN. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Xóa rào cản về hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Xóa rào cản về hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

VOV.VN -Năm 2017, ngành Hải quan đã có những cải cách quan trọng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh VN. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số điểm nghẽn cần tháo gỡ.