Gạo Việt tăng giá, sức cạnh tranh giảm?

VOV.VN-Dự báo giá gạo thế giới tiếp tục giảm ở tháng 11, nhu cầu mua có thể sẽ tăng, nhưng giá gạo Việt tăng sẽ làm giảm sức cạnh tranh.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC, Bộ Công Thương), tháng 10 vừa qua, thị trường lúa gạo thế giới diễn biến trái chiều, giá tăng khá mạnh ở Việt Nam nhưng tiếp tục giảm ở các nước xuất khẩu chủ chốt khác của châu Á. Đặc biệt, việc giá gạo Việt Nam tăng lên ngang với các xuất xứ khác sẽ gây khó khăn cho sức cạnh tranh của gạo Việt trên thị trường thế giới.

Gạo Việt Nam xuất khẩu: Giá tăng, lượng giảm

VITIC cho biết, nguồn cung gạo tháng 10 tiếp tục dồi dào, nhất là sau khi Việt Nam vừa thu hoạch xong, Thái Lan cũng bước vào vụ thu hoạch chính... Trong khi đó, nhu cầu nhìn chung vẫn yếu, mặc dù xuất hiện nhu cầu từ Philippines và Trung Quốc.

Giá gạo Việt Nam tăng trong khi giá gạo thế giới giảm, làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt trên thị trường xuất khẩu (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thị trường lúa gạo châu Á tháng 10/2013 diễn biến trái chiều, giá đảo chiều tăng ở Việt Nam nhưng tiếp tục giảm ở Thái Lan và các nước châu Á khác. Kết quả là chênh lệch giá giữa gạo Thái lan và Việt Nam giảm mạnh về chỉ còn khoảng 5-10 USD/tấn.

Trên thị trường Việt Nam, vụ thu hoạch lúa hè thu đã kết thúc, song nguồn cung vẫn nhiều bởi lượng xuất khẩu trong thời gian qua rất thấp. Giá đã tăng khá mạnh trở lại ngay từ đầu tháng 10 do xuất khẩu mạnh qua đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc, cộng với một hợp đồng bán 120.000 tấn cho Philippines ký được vào giữa tháng. ĐBSCL đang trong mùa lũ, việc vận chuyển khó khăn cũng góp phần đẩy giá tăng.

Giá gạo Việt Nam tăng khoảng 30 USD/tấn (gần 10%) so với một tháng trước đó và về ngang với giá hồi đầu tháng 8/2013, với gạo 5% tấm xuất khẩu giá chào bán đạt 400-410 USD/tấn vào ngày 22/10, gạo 25% tấm đạt khoảng 370-380 USD/tấn.

Tại ĐBSCL, giá lúa gạo nguyên liệu liên tiếp tăng trong vòng một tháng qua, tăng khoảng 450-500 đồng/kg.

Về xuất khẩu, theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả giao hàng từ 1/1 - 31/10/2013 đạt 5,733 triệu tấn, trị giá FOB 2,466 tỷ USD, trị giá CIF 2,553 tỷ USD. Trung Quốc là khách hàng mua gạo lớn nhất của Việt Nam. Riêng 9 tháng đầu năm, quốc gia này đã nhập khẩu 1,62 triệu tấn gạo, chiếm 31,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả đến 31/10 này, mục tiêu xuất khẩu 7-7,2 triệu tấn gạo năm 2013 có thể không đạt được trong bối cảnh cung vẫn tăng, giá gạo thế giới giảm mạnh. Với bối cảnh đó, Việt Nam đã phải tiếp tục hạ mục tiêu xuất khẩu gạo của năm 2013 xuống còn 6,7 triệu tấn.

Tăng giá, gạo Việt sẽ giảm sức cạnh tranh

Trên bình diện thị trường thế giới, các nước xuất khẩu gạo chủ chốt đều sụt giảm như Việt Nam, Thái lan và cả Myanmar. 

Cụ thể, xuất khẩu gạo của Thái lan giảm xuống 2,27 triệu tấn từ đầu năm đến nay, giảm 36% so với 3,56 triệu tấn cùng kỳ năm 2012. Chính phủ Thái Lan đã quyết định kéo dài chương trình thu mua lúa can thiệp cho vụ 2013-2014, nhưng sẽ không mua nhiều hơn 16,5 triệu tấn lúa, hay khoảng 50% tổng sản lượng hàng năm, và các điều kiện bổ sung trong chương trình thu mua lần này sẽ khiến cho một lượng lớn gạo được chuyển ra thị trường thay vì vào kho của chính phủ.

Đáng chú ý nữa, để vượt qua giai đoạn khó khăn, các nhà xuất khẩu Thái lan đang tăng cường ký hợp đồng với các nhà máy xay xát ở nước láng giềng Campuchia để tìm kiếm gạo giá rẻ dành cho xuất khẩu. Do Campuchia không can thiệp vào thị trường gạo nên giá gạo của họ cạnh tranh hơn so với các nhà xuất khẩu Thái Lan trên thị trường quốc tế.

Về phía chính phủ, cũng nhằm tăng xuất khẩu, giảm lượng gạo tồn kho trong nước, Thái Lan đã đề xuất với Trung Quốc về việc cho phép Thái Lan xuất khẩu gạo sang nước này. Bù lại, Thái Lan sẽ giúp Trung Quốc phát triển hệ thống đường sắt hiện đại như của Thái Lan.

Trong khi đó, các nước nhập khẩu chủ chốt như Indonesia và Malaysia vẫn vắng bóng trên thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, Philippines đang trở lại thị trường sau trận bão lụt lịch sử ảnh hưởng lớn tới sản lượng lúa gạo nội địa. Trung Quốc mặc dù vẫn chưa chính thức nhập khẩu nhiều nhưng đang ồ ạt nhập qua con đường tiểu ngạch.

Riêng xuất khẩu gạo Campuchia vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng (theo Trang tin Giá gạo toàn cầu oryza.com, campuchia xuất khẩu được 28.031 tấn gạo trong tháng 10/2013, đưa tổng lượng gạo xuất khẩu của quốc gia này 10 tháng qua đạt 294.154 tấn, tăng khoảng 101% so với cùng kỳ năm 2012, và tăng 43% kể từ cuối năm 2012 (205.717 tấn).

Trong bối cảnh chung đó, VITIC dự báo rằng, giá gạo Thái Lan đang giảm mạnh, về sát với mặt bằng giá chung, nên khả năng giá gạo thế giới tiếp tục giảm trong những tháng tới là rất lớn, trong bối cảnh cung cao cầu thấp. Cho nên, giá gạo nhìn chung sẽ tiếp tục giảm trong tháng 11. Nhu cầu có thể sẽ tăng bởi giá giảm thấp hấp dẫn người mua. Tuy nhiên, việc giá gạo Việt Nam tăng lên ngang với các xuất xứ khác sẽ gây khó khăn cho sức cạnh tranh của gạo Việt trên thị trường thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm

VOV.VN -Giá gạp trung bình 9 tháng chỉ đạt 439,32 USD/tấn, giảm 13,25 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012.

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm

VOV.VN -Giá gạp trung bình 9 tháng chỉ đạt 439,32 USD/tấn, giảm 13,25 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012.

Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao
Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao

VOV.VN-Thương hiệu tạo nên giá trị, gạo Việt chưa có thương hiệu thì khó cạnh tranh trên thế giới và không bán được giá cao.

Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao

Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao

VOV.VN-Thương hiệu tạo nên giá trị, gạo Việt chưa có thương hiệu thì khó cạnh tranh trên thế giới và không bán được giá cao.

Việt Nam, Thái Lan sẽ can thiệp bình ổn giá gạo
Việt Nam, Thái Lan sẽ can thiệp bình ổn giá gạo

Thái Lan và Việt Nam - những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới dự kiến sẽ can thiệp để bình ổn thị trường, trong bối cảnh giá gạo đã liên tục giảm trong 4 tuần qua.

Việt Nam, Thái Lan sẽ can thiệp bình ổn giá gạo

Việt Nam, Thái Lan sẽ can thiệp bình ổn giá gạo

Thái Lan và Việt Nam - những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới dự kiến sẽ can thiệp để bình ổn thị trường, trong bối cảnh giá gạo đã liên tục giảm trong 4 tuần qua.

Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất
Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất

(VOV) -Theo Oryza, giá gạo Việt Nam đã giảm khoảng 1-4% trong tháng 6. Giá gạo Việt 5% tấm cuối tháng 6 khoảng 370 USD/tấn

Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất

Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất

(VOV) -Theo Oryza, giá gạo Việt Nam đã giảm khoảng 1-4% trong tháng 6. Giá gạo Việt 5% tấm cuối tháng 6 khoảng 370 USD/tấn

Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!
Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!

VOV.VN-Hạn chế xuất hiện cả trong chính sách về sản xuất và chính sách xuất khẩu lúa gạo.

Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!

Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!

VOV.VN-Hạn chế xuất hiện cả trong chính sách về sản xuất và chính sách xuất khẩu lúa gạo.