GDP quý III tăng 2,62%, mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua

VOV.VN - Trong quý III/2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Sáng nay (29/9), tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý III, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020.

GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), cũng là mức tăng trưởng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng năm 2020 đạt 133,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. 

Từ đầu năm đến nay, cả nước có thêm 34.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 38.600 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 27.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 12.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và 36.500 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/2020 với 81% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn.

Ở một khía cạnh khác, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho hay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 0,01% so với tháng 12/2019, đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Mức tăng chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục, giá điện sinh hoạt và giá gạo trong nước tăng.

Trong mức tăng 0,12% của CPI tháng 9 so với tháng trước, có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất. CPI bình quân 9 tháng tăng 3,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,73 tỷ USD,  tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 203 tỷ USD, nhập khẩu đạt 186 tỷ USD. Việt Nam cũng xuất siêu gần 17 tỷ USD thời gian qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực thi các FTA thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%
Thực thi các FTA thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%

VOV.VN - Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo thêm động lực và mang lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt là việc mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Thực thi các FTA thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%

Thực thi các FTA thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%

VOV.VN - Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo thêm động lực và mang lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt là việc mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa.

ADB dự báo GDP năm 2020 của Việt Nam tăng 1,8%
ADB dự báo GDP năm 2020 của Việt Nam tăng 1,8%

VOV.VN - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch do Covid-19, và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021.

ADB dự báo GDP năm 2020 của Việt Nam tăng 1,8%

ADB dự báo GDP năm 2020 của Việt Nam tăng 1,8%

VOV.VN - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch do Covid-19, và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021.

Tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP: Áp lực vay nợ mới để trả nợ cũ
Tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP: Áp lực vay nợ mới để trả nợ cũ

VOV.VN - Theo đại diện Bộ Tài chính, việc tăng vay vốn thêm 2-3% GDP vẫn nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép nhưng cũng sẽ là thách thức không nhỏ.

Tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP: Áp lực vay nợ mới để trả nợ cũ

Tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP: Áp lực vay nợ mới để trả nợ cũ

VOV.VN - Theo đại diện Bộ Tài chính, việc tăng vay vốn thêm 2-3% GDP vẫn nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép nhưng cũng sẽ là thách thức không nhỏ.