Giá bán than cho nhà máy điện: Doanh nghiệp nhập khẩu than loay hoay?

VOV.VN - Dự kiến, cả năm 2018 lượng than nhập khẩu có thể lên tới gần 20 triệu tấn, tuy nhiên năm 2019 vẫn loay hoay bài toán than cho điện.

Tại Hội thảo quốc tế Phát triển năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường tại Việt nam được tổ chức sáng nay, 29/11, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, từ đầu năm đến nay, đã có hơn 18 triệu tấn than các loại được nhập khẩu về Việt Nam. Dự kiến, cả năm 2018 lượng than nhập khẩu có thể lên tới gần 20 triệu tấn.

Cả năm 2018 lượng than nhập khẩu có thể lên tới gần 20 triệu tấn, tuy nhiên năm 2019 vẫn loay hoay bài toán than cho điện. (Ảnh minh họa: KT).

Lượng than nhập khẩu trong vòng 5 năm trở lại đây tăng nhanh đáng kể. Cụ thể, năm 2014 lượng than nhập khẩu mới có 3 triệu tấn, năm 2015 là gần 7 triệu tấn, năm 2016 lượng than nhập khẩu gần 13,2 triệu tấn và năm 2017 là hơn 14,67 triệu tấn.

Cũng theo đại diện Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, nhu cầu than tiêu thụ nội địa tăng gấp 2 lần trong vòng 8 năm qua (từ 20 triệu tấn năm 2009 lên khoảng 40 triệu tấn năm 2017), trong đó, tăng cao chủ yếu cho sản xuất điện (tăng tới 4,5 lần trong giai đoạn này).

Trong khi đó, khai thác than trong nước đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hiện nay, hầu hết các mỏ than đều phải khai thác xuống sâu và đi xa hơn nên mức độ nguy hiểm và rủi ro ngày càng tăng. Công nghệ khai thác còn hạn chế, cho dù đã được ngành than đẩy mạnh cơ giới hóa nhiều công đoạn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo dự báo, nhu cầu than trong nước tăng cao và đạt tới 150 triệu tấn vào năm 2035, trong khi sản xuất trong nước chỉ khoảng 55 triệu tấn, nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự báo nhu cầu tiêu thụ than của các hộ sử dụng trong nước năm 2019 đối với nguồn than do TKV cung cấp sẽ tiếp tục tăng cao. Riêng nhu cầu than cho các nhà máy điện là 38,3 triệu tấn. Dự kiến kế hoạch tiêu thụ than của TKV năm 2019 là 40 triệu tấn, trong đó cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện năm 2019 gần 32 triệu tấn (kể cả phần nhập khẩu 4 triệu tấn để pha trộn)

Ông Nguyễn Hoàng Trung – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cho biết, có rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo kế hoạch này, trong đó, việc các nhà máy điện thiếu các cam kết, hợp đồng cung cấp than dài hạn và giá bán than cho điện thấp hơn giá thị trường gây ảnh hưởng lớn tới kế hoạch nhập khẩu than để phối trộn.

Theo ông Trung, do giá bán than cho các hộ điện hiện nay thấp hơn giá thị trường, và thấp hơn nhiều so với giá than nhập khẩu, do đó cần sớm có chính sách giá đối với than pha trộn từ than nhập khẩu với than trong nước sản xuất để TKV (và Tổng công ty Đông Bắc) chủ động tính toán phương án nhập khẩu đảm bảo nhu cầu cho các Nhà máy điện ngay từ đầu năm 2019.

"Than trong nước bán cho điện đã thấp hơn giá thị trường rồi. Than nhập khẩu giá còn cao nữa về pha trộn thì giá nó sẽ cao hơn giá than bán cho điện hiện hành. Nếu như các nhà máy điện mà không chấp nhận mua với giá như vậy thì TKV cũng như các nhà cung cấp khác cũng không thể nhập được. Vậy thì cần phải làm sao có được chính sách giá để chúng tôi nhập về đảm bảo không bị lỗ thì mới có thể cung cấp được. Cái này mà không sớm chốt thì năm 2019 đến nơi rồi, có thể các nhà máy điện phải dùng ngay nhưng TKV và các nhà cung cấp khác vẫn loay hoay không biết nhập về thì được bán với giá nào, thì cũng rất khó…", Phó Tổng Giám đốc TKV cho hay.

Nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của ngành than trong nước được chỉ ra là chính sách sản xuất và tiêu thụ than hiện hành chưa rõ ràng nhất quán, chưa đảm bảo mục tiêu sản xuất, cung cấp than kịp thời, ổn định, trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng. Khâu sản xuất thì theo kế hoạch, quy hoạch nhưng khâu tiêu thụ có lúc theo kế hoạch nhưng có lúc lại theo thị trường, dẫn đến cung cầu than trong nước nhiều khi không gặp nhau.

Ví như có lúc than trong nước sản xuất ra không bán được, tồn kho cao nhưng vẫn nhập khẩu ồ ạt, ngược lại, khi than nhập khẩu gặp khó khăn thì năng lực sản xuất than trong nước không thể đáp ứng ngay được. Đặc thù của ngành khai thác mỏ là không thể gia tăng đột biến sản lượng khai thác, thời gian đầu tư mỏ thường kéo dài từ 6-8 năm hoặc lâu hơn, với nhu cầu vốn đầu tư rất lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năng lượng tái tạo có thể thay thế hàng chục nhà máy điện than
Năng lượng tái tạo có thể thay thế hàng chục nhà máy điện than

VOV.VN - Sử dụng hiệu quả kết hợp phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể tránh xây mới khoảng 25 nhà máy nhiệt điện than.

Năng lượng tái tạo có thể thay thế hàng chục nhà máy điện than

Năng lượng tái tạo có thể thay thế hàng chục nhà máy điện than

VOV.VN - Sử dụng hiệu quả kết hợp phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể tránh xây mới khoảng 25 nhà máy nhiệt điện than.

Chi phí cho một số điện năng lượng mặt trời chỉ bằng 1/2 điện lưới
Chi phí cho một số điện năng lượng mặt trời chỉ bằng 1/2 điện lưới

VOV.VN - Những hộ dân ở xã Cư Pui, huyện Krông Pông, tỉnh Đắk Lắk và một số xã của tỉnh An Giang được hưởng lợi từ việc sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Chi phí cho một số điện năng lượng mặt trời chỉ bằng 1/2 điện lưới

Chi phí cho một số điện năng lượng mặt trời chỉ bằng 1/2 điện lưới

VOV.VN - Những hộ dân ở xã Cư Pui, huyện Krông Pông, tỉnh Đắk Lắk và một số xã của tỉnh An Giang được hưởng lợi từ việc sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Thủy điện Hòa Bình - nguồn chủ lực của hệ thống điện Việt Nam
Thủy điện Hòa Bình - nguồn chủ lực của hệ thống điện Việt Nam

VOV.VN - Trải qua 30 năm vận hành, Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu.

Thủy điện Hòa Bình - nguồn chủ lực của hệ thống điện Việt Nam

Thủy điện Hòa Bình - nguồn chủ lực của hệ thống điện Việt Nam

VOV.VN - Trải qua 30 năm vận hành, Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu.

Thị trường điện: Đầu vào phát điện cạnh tranh, bán lẻ vẫn điều tiết
Thị trường điện: Đầu vào phát điện cạnh tranh, bán lẻ vẫn điều tiết

VOV.VN - Theo Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, hiện nay khâu phát điện (đầu vào) đã theo thị trường, trong khi giá bán lẻ (đầu ra) vẫn "điều tiết”.

Thị trường điện: Đầu vào phát điện cạnh tranh, bán lẻ vẫn điều tiết

Thị trường điện: Đầu vào phát điện cạnh tranh, bán lẻ vẫn điều tiết

VOV.VN - Theo Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, hiện nay khâu phát điện (đầu vào) đã theo thị trường, trong khi giá bán lẻ (đầu ra) vẫn "điều tiết”.