Giá cả tăng cao, đời sống công nhân ở Bình Dương gặp nhiều khó khăn

VOV.VN - Thông tin về việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 đang được nhiều công nhân, người lao động ở Bình Dương vui mừng. Tuy nhiên, mức tăng tối thiểu vùng vẫn khó giải quyết được khó khăn của công nhân, người lao động khi giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao.

Giá cả vẫn cứ "leo thang"

Hiện nay, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm, xăng dầu, gas, điện nước... đều đang tăng mỗi ngày. Đơn cử, giá thịt heo tăng 20%, giá rau củ quả tăng 25%, giá gas tăng 10%...

Giá các mặt hàng “leo thang” khiến chi phí sinh hoạt của người dân tăng cao. Nhiều gia đình công nhân, với thu nhập bình quân chỉ khoảng 5-7 triệu đồng/người/tháng, đang gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí cho ăn uống, sinh hoạt, học tập cho con cái.

Chị Nguyễn Thị Nguyên (quê Hòa Bình), chia sẻ: Lương tối thiểu vùng tăng là tin vui, nhưng giá cả tăng cao khiến cho số tiền tăng thêm không đủ bù đắp cho chi phí sinh hoạt. Thu nhập hai vợ chồng cộng lại cũng chỉ đủ trang trải cho nhu cầu cơ bản, không có dư dả để tiết kiệm hay mua sắm gì.

"Chúng tôi là người lao động nghèo, có khi được tăng ca, khi thì không có nên thiếu thốn nhiều. Xa quê với đủ chi phí phải lo như tiền trọ, tiền ăn… nên khó khăn. May mắn là có đất trống bên cạnh dãy trọ nên gia đình tranh thủ trồng ít rau ăn để bớt được một khoản”, chị Nguyên chia sẻ.

Để đối phó với tình hình này, nhiều công nhân đã phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu cho các khoản không cần thiết. Một số người còn tìm thêm việc làm để kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, một số công nhân cũng đã phải vay mượn tiền để trang trải chi phí sinh hoạt. Điều này khiến họ rơi vào cảnh nợ nần, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Chị Trần Thị Bích Ngân, công nhân Công ty TNHH Sản xuất va li Exo, ở khu công nghiệp Đại Đăng, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết, giá cả các mặt hàng leo thang nên gia đình ở quê mua thực phẩm gửi lên để đỡ chi phí.

"Lâu lâu gia đình mua cá, thịt ở quê mua gửi lên để hai vợ chồng ăn để đỡ chi phí, tiết kiệm được ít tiền gửi về cho con đi học. Có những tháng thiếu hụt, mượn bươn trải khi có lương sẽ trả lại cho người ta”, chị Ngân bày tỏ.

Tình trạng này đã dẫn đến tâm lý lo lắng, bất an trong người lao động. Họ lo ngại nếu vật giá cứ tăng cao sẽ không đủ tiền trang trải cho cuộc sống, dẫn đến việc vay mượn, nợ nần chồng chất.

Có nhiều chương trình bình ổn giá

Để hỗ trợ người dân, đặc biệt là công nhân, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao, Sở Công thương Bình Dương đã triển khai nhiều chương trình bình ổn giá. Bên cạnh đó, Sở cũng đã yêu cầu hệ thống siêu thị, cửa hàng giảm giá và bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu để người lao động có thể mua sắm với giá rẻ hơn.

Thực hiện yêu cầu của Sở Công Thương, các siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng mua sắm trực tiếp và trực tuyến.

Ông Phan Thế Thảo, Giám đốc Siêu thị Coopmart Bình Dương, cho biết siêu thị đang có các mặt hàng bình ổn thị trường với 9 nhóm hàng, gồm lương thực thực phẩm thiết yếu, thịt gia súc, gia cầm, trứng, gạo, rau củ…

Các mặt hàng này đều có giá rẻ hơn so với thị trường và đảm bảo nguồn cung ổn định. Ngoài ra, siêu thị còn có các chương trình giảm giá, đồng giá.

“Câu chuyện về nguồn cung, Sài Gòn Coop đã chăm sóc nguồn cung ngay từ vùng nguyên liệu. Siêu thị đầu tư, hợp tác với các trang trại, nông trại và hợp tác xã rau củ ở các tỉnh, thành để đảm bảo nguồn cung hàng hóa luôn đầy đủ. Chúng tôi cam kết giữ giá bình ổn so với thị trường”, ông Phan Thế Thảo chia sẻ.

Để ngăn chặn tình trạng găm hàng, "hét giá", Cục Quản lý thị trường Bình Dương đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng liên quan để tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường. Mục tiêu là đảm bảo bình ổn giá cả hàng hóa, tránh tình trạng giá cả leo thang trong khi lương chưa kịp điều chỉnh.

Ông Nguyễn Phương Đông, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương, cho biết: "Quản lý thị trường thường xuyên đôn đốc, tuyên truyền để tiểu thương thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Khi phát hiện cửa hàng có dấu hiệu tăng giá bất hợp lý, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra, xử lý theo quy định”.

Bên cạnh nỗ lực của các ngành chức năng, doanh nghiệp cũng cần có chính sách hỗ trợ người lao động, như trợ cấp xăng xe, tiền ăn, hoặc tăng lương phụ cấp... Những chính sách này sẽ giúp người lao động yên tâm vượt qua khó khăn và cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá Quý I năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá Quý I năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Vì sao chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân?
Vì sao chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân?

VOV.VN - Theo lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính, do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm 2020 đến nay chưa biến động tới mức 20% nên theo quy định chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân.

Vì sao chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân?

Vì sao chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân?

VOV.VN - Theo lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính, do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm 2020 đến nay chưa biến động tới mức 20% nên theo quy định chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân.

Cuộc sống nông dân Đắk Lắk khởi sắc từ trồng bắp ngọt tại vùng trũng
Cuộc sống nông dân Đắk Lắk khởi sắc từ trồng bắp ngọt tại vùng trũng

VOV.VN - Xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk là vùng chiêm trũng. Thu nhập của người dân chủ yếu từ trồng lúa và một số loại cây hoa màu, năng suất, chất lượng thấp, đời sống bấp bênh. Thế nhưng với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mấy năm trở lại đây, đời sống bà con cũng nhiều khởi sắc.

Cuộc sống nông dân Đắk Lắk khởi sắc từ trồng bắp ngọt tại vùng trũng

Cuộc sống nông dân Đắk Lắk khởi sắc từ trồng bắp ngọt tại vùng trũng

VOV.VN - Xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk là vùng chiêm trũng. Thu nhập của người dân chủ yếu từ trồng lúa và một số loại cây hoa màu, năng suất, chất lượng thấp, đời sống bấp bênh. Thế nhưng với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mấy năm trở lại đây, đời sống bà con cũng nhiều khởi sắc.